(Giải trí) - Nhiều nơi trên thế giới có ranh giới giữa các quốc gia chỉ là một vạch kẻ mong manh và bạn dễ dàng cùng một lúc đặt chân lên hai đất nước.
< Bỉ và Hà Lan nổi tiếng với đường biên giới zích zắc. Vì vậy mà nhiều du khách khi đến đây đều cố gắng chụp một bức ảnh làm kỷ niệm, ghi lại hình ảnh của chính mình với tư thế mỗi chân đặt trên một đất nước khác nhau.
Trên thế giới vẫn tồn tại các đường biên giới hòa bình khiến nhiều du khách khi ghé thăm đều thích thú chụp ảnh trong tư thế hai chân đứng ở hai đất nước khác nhau.
< Một du khách chụp ảnh tạo dáng khi cùng lúc đứng trên hai đất nước Thụy Điển - Na Uy.
< Chỉ cần một bước nhỏ, người đàn ông này có thể đứng cùng lúc tại hai quốc gia Mỹ - Canada.
< Công dân hai nước dùng luôn đường biên giới Mexico - Mỹ làm lưới chơi bóng chuyền.
< Người đàn ông này cũng đang đứng trên hai quốc gia Đức và Hà Lan.
< Ranh giới giữa Thụy Sĩ và Italy chỉ cách nhau chưa đến một bước chân.
< Đứng tại địa điểm này, du khách có thể cùng lúc có mặt trên 3 đất nước: Bỉ, Hà Lan và Đức.
< Ranh giới Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chỉ cách nhau một bước chân.
< Chỉ cần đứng ở những vị trí khác nhau quanh 3 chiếc bàn này, bạn sẽ được tính là từng đặt chân tới 3 quốc gia Áo, Slovakia, Hungary.
< Biên giới giữa hai nước Ấn Độ - Trung Quốc.
< Khi đứng tại Cape Agulhas, bạn sẽ có cơ hội cùng lúc xuất hiện ở hai biển lớn: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Theo Anh Minh (Vnexpress)
Du lịch, GO!
Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014
Leo đỉnh Pha Luông cần biết những gì?
(Zing) - Leo đỉnh Pha Luông không quá cao và không quá khó, dài như các núi ở miền Bắc khác, nhưng con đường để vào đến đồn biên phòng, điểm tập kết để bắt đầu leo mới là thử thách thực sự.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Những câu thơ quen thuộc trong bài thơ Tây Tiến một thời đã từng thúc giục trong tôi niềm khao khát 1 ngày nào đó sẽ được đến và khám phá vùng đất Pha Luông đó. Và chuyến đi Pha Luông, đỉnh núi cách Mộc Châu khoảng 70 km tại xã Tân Xuân, Chiềng Xuân đã không phụ lòng những người trẻ thích khám phá và thử thách bản thân.
Leo đỉnh Pha Luông không quá cao và không quá khó, dài như các núi ở miền Bắc khác, nhưng con đường để vào đến đồn biên phòng - điểm tập kết để bắt đầu leo mới là thử thách thực sự. Dulichgo
Những con đường đất đỏ, nhỏ xíu, dốc lên tức, nằm vắt vẻo từ quả núi này sang dãy núi khác. Những con ngựa sắt ì ạch cày và bò số 1 lên dốc, có những lúc phải hì hụi xuống đẩy nó mới chịu đi, có những lúc đôi bánh của nó quay tít mù và chịu khuất phục với những con dốc quá trơn. Hôm đó chúng tôi còn đi vào 1 ngày trời nắng đẹp, chứ ngày mưa chắc chắn đoàn sẽ đầu hàng hoặc gửi xe lại và đi bộ vào.
Kết thúc con đường hình như dài khoảng 10 km mà chúng tôi đi mất hơn 3 tiếng, là bữa cơm trưa vội cùng với các anh bộ đội biên phòng, lấy lại sức để chinh phục cung đường leo núi tiếp theo.
Cả đoàn cực kỳ háo hức kỳ vọng được gặp biển mây như lời chia sẻ của các anh bộ đội. Cung đường leo Pha Luông rất thú vị, chúng tôi trải qua những sự thay đổi cảnh sắc, thiên nhiên suốt đường đi.
Những trải nghiệm như là cúi rạp người đi giữa những hàng rừng trúc đan xen nhau như tạo thành 1 vòm cổng, lãng mạn như đi dưới con đường hạnh phúc. Rồi những cây lá phong cao vút, con đường trải đầy lá vàng ... cảm giác phiêu như trong một bộ phim vậy.
Đó là bám vào rễ cây, đu mình, trèo lên cây, rùi cả trượt bằng mông. Chúng tôi vừa đi vừa hát, vừa trò chuyện rùi lại phá lên cười với những màn trượt vồ ếch của mấy thành viên trong đoàn.
Trải qua một hành trình leo khoảng gần 4 tiếng, cả chúng tôi cùng vỡ òa lên hò hét khi nghe thấy tiếng mây vần vũ. Lần đầu tiên tôi biết mây vần vũ là như thế nào, và một biển mây bồng bềnh dưới chân mình như thế nào. Tôi như muốn nhảy ngay xuống biển mây kia.
Điểm đặc biệt của Pha Luông ngoài biển mây hùng vĩ, mà đây còn là ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào. Chúng tôi có thể nhìn thấy con đường sang nước bạn Lào bên kia, nhìn thấy cột mốc biên giới mà các anh bộ đội hàng ngày tuần tra qua.
Và Pha Luông còn đáng nhớ hơn với chúng tôi đó là tình cảm giữa nhân dân với các anh bộ đội biên phòng nơi đây. . Bữa cơm tối ấm tình giúp chúng tôi cảm nhận rõ hơn về tình cảm quân dân gần gũi, là những câu chuyện về những vất vả, cuộc sống hàng ngày của các anh nơi đây mà chúng tôi thêm cảm phục và yêu quý các anh.
Chào tạm biệt Pha Luông, tạm biệt các anh bộ đội biên phòng. Chúng tôi tiếp tục một ngày khám phá mảnh đất Mộc châu với những cánh đồng hoa cải bạt ngàn và đẹp hấp dẫn đến lạ!
Tổng hợp một số kinh nghiệm cho các bạn đi Pha Luông như sau:
Lịch trình
Thời gian thực tế và hợp lý nhất là 2 ngày 2 đêm:
+ Nên xuất phát từ tối thứ sáu, nghỉ đêm tại Mộc Châu.
+ Sáng t7: Mộc Châu đi theo lối vào cửa khẩu Loóng Sập.
- Lưu ý phải liên tục hỏi đường người dân vào Pha Luông, vì có ngã rẽ vào Chiềng Ve, không sẽ bị đi quá và lạc.
- Gửi xe và làm thủ tục với đồn biên phòng. Dulichgo
- Ăn trưa trước rùi leo núi. Leo lên mất khoảng 3tiếng, chơi khoảng 1 tiếng, xuống núi 2-2,5tiếng.
- Khoảng 6-7 h tối xuống dưới núi.
+ Chủ nhật: Quay ra chơi Mộc Châu.
- Có một số cánh đồng cải ít người biết nhưng đẹp hơn rất nhiều so với đồng cải ở dọc đường. Các bạn hỏi đường vào bản Lùn, Mường Sang. Đi sâu vào trong, có một cánh đồng rất lớn, ít người biết nên cực đẹp.
- Khi trên đường về, các bạn nên đi theo cung đường đi Ba Khan (khi gần về đến chỗ đèo Thung khe, rẽ trái đi theo đường đó). Lưu ý phải hỏi người dân và nhìn kỹ biển.
Ba Khan cực đẹp vì đường đi vòng quanh hồ thủy điện Hòa Bình, bạn sẽ được nhìn cảnh hồ đẹp như vịnh Hạ Long, con đường lại cực yên tĩnh, thanh bình,với những dãy núi xẻ vàng ươm dưới ánh nắng mặt trời và những hàng bông lau phấp phới.
Các bạn nếu có thời gian đi dài ngày, có thể kết hợp ở thêm để thăm thú Mộc Châu, những điểm đáng vào nhất của dân phượt là Pa Phách, đồi chè Mộc Châu, ở lại 1 đêm đốt lửa trại ở rừng thông bản Áng…
Lưu ý:
- Trang phục: Mặc phải thật ấm nhưng nên mặc nhiều lớp. Leo núi nên phải đi giày chuyên leo núi hoặc giày bộ đội. Đừng đi giày thể thao bình thường vì nó không bám và rất trơn.
- Xe phải đi các xe lốp có độ bám tốt, vì đường đi cực kỳ trơn hoặc bác nào chế cái quấn lốp bằng xích giống như người dân địa phương thì càng chuẩn. Không nên đi xe gas.
- Nên mua miếng vàng dán đèn vì khả năng đi qua đèo Thung Khe rất dễ gặp sương mù.
- Nên thuê guide dẫn đường vì đường leo có khá nhiều ngã rẽ dễ lạc.
- Tất cả các thành viên đoàn phải mang đầy đủ giấy tờ tùy thân để làm thủ tục.
Theo Minh Nghĩa Bùi (Zing News)
Du lịch, GO!
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Những câu thơ quen thuộc trong bài thơ Tây Tiến một thời đã từng thúc giục trong tôi niềm khao khát 1 ngày nào đó sẽ được đến và khám phá vùng đất Pha Luông đó. Và chuyến đi Pha Luông, đỉnh núi cách Mộc Châu khoảng 70 km tại xã Tân Xuân, Chiềng Xuân đã không phụ lòng những người trẻ thích khám phá và thử thách bản thân.
Leo đỉnh Pha Luông không quá cao và không quá khó, dài như các núi ở miền Bắc khác, nhưng con đường để vào đến đồn biên phòng - điểm tập kết để bắt đầu leo mới là thử thách thực sự. Dulichgo
Những con đường đất đỏ, nhỏ xíu, dốc lên tức, nằm vắt vẻo từ quả núi này sang dãy núi khác. Những con ngựa sắt ì ạch cày và bò số 1 lên dốc, có những lúc phải hì hụi xuống đẩy nó mới chịu đi, có những lúc đôi bánh của nó quay tít mù và chịu khuất phục với những con dốc quá trơn. Hôm đó chúng tôi còn đi vào 1 ngày trời nắng đẹp, chứ ngày mưa chắc chắn đoàn sẽ đầu hàng hoặc gửi xe lại và đi bộ vào.
Kết thúc con đường hình như dài khoảng 10 km mà chúng tôi đi mất hơn 3 tiếng, là bữa cơm trưa vội cùng với các anh bộ đội biên phòng, lấy lại sức để chinh phục cung đường leo núi tiếp theo.
Cả đoàn cực kỳ háo hức kỳ vọng được gặp biển mây như lời chia sẻ của các anh bộ đội. Cung đường leo Pha Luông rất thú vị, chúng tôi trải qua những sự thay đổi cảnh sắc, thiên nhiên suốt đường đi.
Những trải nghiệm như là cúi rạp người đi giữa những hàng rừng trúc đan xen nhau như tạo thành 1 vòm cổng, lãng mạn như đi dưới con đường hạnh phúc. Rồi những cây lá phong cao vút, con đường trải đầy lá vàng ... cảm giác phiêu như trong một bộ phim vậy.
Đó là bám vào rễ cây, đu mình, trèo lên cây, rùi cả trượt bằng mông. Chúng tôi vừa đi vừa hát, vừa trò chuyện rùi lại phá lên cười với những màn trượt vồ ếch của mấy thành viên trong đoàn.
Trải qua một hành trình leo khoảng gần 4 tiếng, cả chúng tôi cùng vỡ òa lên hò hét khi nghe thấy tiếng mây vần vũ. Lần đầu tiên tôi biết mây vần vũ là như thế nào, và một biển mây bồng bềnh dưới chân mình như thế nào. Tôi như muốn nhảy ngay xuống biển mây kia.
Điểm đặc biệt của Pha Luông ngoài biển mây hùng vĩ, mà đây còn là ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào. Chúng tôi có thể nhìn thấy con đường sang nước bạn Lào bên kia, nhìn thấy cột mốc biên giới mà các anh bộ đội hàng ngày tuần tra qua.
Và Pha Luông còn đáng nhớ hơn với chúng tôi đó là tình cảm giữa nhân dân với các anh bộ đội biên phòng nơi đây. . Bữa cơm tối ấm tình giúp chúng tôi cảm nhận rõ hơn về tình cảm quân dân gần gũi, là những câu chuyện về những vất vả, cuộc sống hàng ngày của các anh nơi đây mà chúng tôi thêm cảm phục và yêu quý các anh.
Chào tạm biệt Pha Luông, tạm biệt các anh bộ đội biên phòng. Chúng tôi tiếp tục một ngày khám phá mảnh đất Mộc châu với những cánh đồng hoa cải bạt ngàn và đẹp hấp dẫn đến lạ!
Tổng hợp một số kinh nghiệm cho các bạn đi Pha Luông như sau:
Lịch trình
Thời gian thực tế và hợp lý nhất là 2 ngày 2 đêm:
+ Nên xuất phát từ tối thứ sáu, nghỉ đêm tại Mộc Châu.
+ Sáng t7: Mộc Châu đi theo lối vào cửa khẩu Loóng Sập.
- Lưu ý phải liên tục hỏi đường người dân vào Pha Luông, vì có ngã rẽ vào Chiềng Ve, không sẽ bị đi quá và lạc.
- Gửi xe và làm thủ tục với đồn biên phòng. Dulichgo
- Ăn trưa trước rùi leo núi. Leo lên mất khoảng 3tiếng, chơi khoảng 1 tiếng, xuống núi 2-2,5tiếng.
- Khoảng 6-7 h tối xuống dưới núi.
+ Chủ nhật: Quay ra chơi Mộc Châu.
- Có một số cánh đồng cải ít người biết nhưng đẹp hơn rất nhiều so với đồng cải ở dọc đường. Các bạn hỏi đường vào bản Lùn, Mường Sang. Đi sâu vào trong, có một cánh đồng rất lớn, ít người biết nên cực đẹp.
- Khi trên đường về, các bạn nên đi theo cung đường đi Ba Khan (khi gần về đến chỗ đèo Thung khe, rẽ trái đi theo đường đó). Lưu ý phải hỏi người dân và nhìn kỹ biển.
Ba Khan cực đẹp vì đường đi vòng quanh hồ thủy điện Hòa Bình, bạn sẽ được nhìn cảnh hồ đẹp như vịnh Hạ Long, con đường lại cực yên tĩnh, thanh bình,với những dãy núi xẻ vàng ươm dưới ánh nắng mặt trời và những hàng bông lau phấp phới.
Các bạn nếu có thời gian đi dài ngày, có thể kết hợp ở thêm để thăm thú Mộc Châu, những điểm đáng vào nhất của dân phượt là Pa Phách, đồi chè Mộc Châu, ở lại 1 đêm đốt lửa trại ở rừng thông bản Áng…
Lưu ý:
- Trang phục: Mặc phải thật ấm nhưng nên mặc nhiều lớp. Leo núi nên phải đi giày chuyên leo núi hoặc giày bộ đội. Đừng đi giày thể thao bình thường vì nó không bám và rất trơn.
- Xe phải đi các xe lốp có độ bám tốt, vì đường đi cực kỳ trơn hoặc bác nào chế cái quấn lốp bằng xích giống như người dân địa phương thì càng chuẩn. Không nên đi xe gas.
- Nên mua miếng vàng dán đèn vì khả năng đi qua đèo Thung Khe rất dễ gặp sương mù.
- Nên thuê guide dẫn đường vì đường leo có khá nhiều ngã rẽ dễ lạc.
- Tất cả các thành viên đoàn phải mang đầy đủ giấy tờ tùy thân để làm thủ tục.
Theo Minh Nghĩa Bùi (Zing News)
Du lịch, GO!
Mùa ong trên miền cao nguyên đá
(DTO) - Hà Giang có một sản vật độc đáo mà ít ai biết đến đó chính là mật ong bạc hà. Một thứ quà tặng mà bất cứ ai lên đây cũng muốn tìm mua bằng được mỗi khi lên vùng cao nguyên đá…
Đến với vùng cao núi đá Đồng Văn khi cái gió se se lạnh, là lúc cây Bạc Hà tươi xanh và trổ bông tím ngát. Hương thơm từ mùi hoa ấy quyến rũ và thu hút đàn ong làm mật không thể lười biếng được.
Tháng 10 đến tháng 12 âm lịch là mùa "ăn ong" của người Mông vùng cao Hà Giang. Đây cũng là mùa hoa bạc hà, mùa hoa tam giác mạch. Loài cây hiếm hoi mọc trên triền đá, trong cái giá lạnh của mùa đông cao nguyên.
Thu sang, trên các triền núi của vùng cao Mèo Vạc (Hà Giang), cây bạc hà bắt đầu mọc. Những mầm cây non cứ lớn dần trong khí trời mát mẻ, cây lớn lên nhờ chất dinh dưỡng hợp với thổ nhưỡng nơi đây, những mảnh đất nhỏ xen kẽ các khe đá. Sang tháng 10, tháng 11 âm lịch, cây bạc hà bắt đầu ra hoa. Những bông hoa màu tim tím khiêm nhường có mùi thơm pha lẫn chút cay cay hăng hắc của bạc hà, lẫn vào những thảm cỏ, dệt thành những bức tranh màu sặc sỡ trên các triền núi cao.
Hoa Bạc Hà trổ bông tím ngắt trên khắp các sườn núi hương thơm quyến rũ dụ những đàn ong ở khắp nơi tìm về lấy mật. Mật ong hoa Bạc Hà chỉ có riêng ở vùng Cao Nguyên đá mà không nơi đâu có được, mật có mầu vàng ánh xanh, hương thơm nhè nhẹ, vị ngọt thanh.
Và khi bước sang những tháng cuối năm hoa bạc hà nở rộ khắp núi rừng một màu tím biếc trong tiết trời lành lạnh cũng là lúc từng đàn ong đua nhau đi lấy mật.
Từ lâu lắm rồi, mỗi gia đình người Mông trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn, trải qua bao đời này đều để có một vài đàn ong nhà nuôi lấy mật. Họ dùng để làm thuốc cho cuộc sống hàng ngày và làm hương vị chế biến bánh vào các dịp lễ tết của bản làng. Dulichgo
Người dân ở đây bảo rằng, một tổ ong thường cho họ thu hoạch từ 3- 5 lít mật. Nhưng nếu tổ ong thuộc loại to chúng có thể chứa tới 10 lít. Và để có được 1kg mật quý giá ấy, trung bình những chú ong phải dày công đi hút mật của hơn mười triệu bông hoa bạc hà giữa núi rừng lạnh giá. Có lẽ vì thế với người dân Hà Giang những chú ong thợ giống như những người bạn tri ân của mình.
< Họ nuôi ong dùng để làm thuốc cho cuộc sống hàng ngày và làm hương vị chế biến bánh vào các dịp lễ tết của bản làng.
Vào dịp này, nếu có dịp lên Hà Giang, khách đến chơi nhà thế nào cũng được gia chủ thiết đãi một chầu ong non chấm với mật ong. Đây có lẽ là món ăn độc đáo và thú vị nhất đối với người dân vùng cao nơi đây.
Gia chủ bày cả một tấm ong non trên mặt một chiếc mâm nhôm và một vò rượu mật ong nguyên chất sóng sánh. Khách cứ tự nhiên múc lấy mật cho vào chén rồi cầm con dao sắc sắt tầng ong non ra thành từng miếng như cắt bánh gato, chấm vào mật. Nhâm nhi vị của ong non lẫn với rượu mật khiến khách sẽ có cảm giác lâng lâng giống như say mật. Người ta bảo ấy là men của núi rừng Hà Giang.
Mật ong bạc hà có màu xanh nhạt, pha lẫn chút màu vàng nhạt, khi thưởng thức có mùi thơm đặc trưng riêng, vị ngọt dịu mát và sánh đặc… là thứ mật thơm ngon hơn tất thảy những thứ mật ong khác. Có lẽ cũng chính vì vậy mà giá bán của mật ong bạc hà cũng cao hơn rất nhiều các loại mật ong khác. Hơn nữa, sản lượng mật ong bạc hà mỗi năm không nhiều, không bầy bán ở chợ như những thứ khác nên khó tìm mua thứ đặc sản độc đáo này. Dulichgo
< Để có được 1kg mật quý giá ấy, trung bình những chú ong phải dày công đi hút mật của hơn mười triệu bông hoa bạc hà giữa núi rừng lạnh giá.
Đến Cao Nguyên đá Đồng Văn vào dịp này du khách sẽ được ngập tràn trong những rừng hoa Bạc Hà tím ngắt và vị ngọt ngào quyến luyến không thể quên của vị mật ong hoa Bạc Hà trên Cao Nguyên Đá.
Thứ đặc sản ấy lôi cuốn và làm say đắm lòng du khách không chỉ bởi vị ngọt đậm đà, êm dịu, thơm ngon cộng với mùi hương đặc biệt, mà hơn hết đó chính là thứ tinh tuý từ núi đá, cùng những hạt sương mai và vô vàn những khó nhọc của người Mông trên vùng cao nguyên đá.
Những năm gần đây, du khách đến Hà Giang ngày một đông phần vì yêu phong cảnh thiên nhiên nơi núi rừng đông bắc, phần cũng vì quyến luyến vị mật ngọt của mảnh đất biên cương và mỗi khi lên Hà Giang mùa này chẳng ai không mang về cho mình những món quà mật ngọt.
Theo Minh Phan (Dân Trí)
Du lịch, GO!
Mật ong bạc hà nơi cực Bắc
Đến với vùng cao núi đá Đồng Văn khi cái gió se se lạnh, là lúc cây Bạc Hà tươi xanh và trổ bông tím ngát. Hương thơm từ mùi hoa ấy quyến rũ và thu hút đàn ong làm mật không thể lười biếng được.
Tháng 10 đến tháng 12 âm lịch là mùa "ăn ong" của người Mông vùng cao Hà Giang. Đây cũng là mùa hoa bạc hà, mùa hoa tam giác mạch. Loài cây hiếm hoi mọc trên triền đá, trong cái giá lạnh của mùa đông cao nguyên.
Thu sang, trên các triền núi của vùng cao Mèo Vạc (Hà Giang), cây bạc hà bắt đầu mọc. Những mầm cây non cứ lớn dần trong khí trời mát mẻ, cây lớn lên nhờ chất dinh dưỡng hợp với thổ nhưỡng nơi đây, những mảnh đất nhỏ xen kẽ các khe đá. Sang tháng 10, tháng 11 âm lịch, cây bạc hà bắt đầu ra hoa. Những bông hoa màu tim tím khiêm nhường có mùi thơm pha lẫn chút cay cay hăng hắc của bạc hà, lẫn vào những thảm cỏ, dệt thành những bức tranh màu sặc sỡ trên các triền núi cao.
Hoa Bạc Hà trổ bông tím ngắt trên khắp các sườn núi hương thơm quyến rũ dụ những đàn ong ở khắp nơi tìm về lấy mật. Mật ong hoa Bạc Hà chỉ có riêng ở vùng Cao Nguyên đá mà không nơi đâu có được, mật có mầu vàng ánh xanh, hương thơm nhè nhẹ, vị ngọt thanh.
Và khi bước sang những tháng cuối năm hoa bạc hà nở rộ khắp núi rừng một màu tím biếc trong tiết trời lành lạnh cũng là lúc từng đàn ong đua nhau đi lấy mật.
Từ lâu lắm rồi, mỗi gia đình người Mông trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn, trải qua bao đời này đều để có một vài đàn ong nhà nuôi lấy mật. Họ dùng để làm thuốc cho cuộc sống hàng ngày và làm hương vị chế biến bánh vào các dịp lễ tết của bản làng. Dulichgo
Người dân ở đây bảo rằng, một tổ ong thường cho họ thu hoạch từ 3- 5 lít mật. Nhưng nếu tổ ong thuộc loại to chúng có thể chứa tới 10 lít. Và để có được 1kg mật quý giá ấy, trung bình những chú ong phải dày công đi hút mật của hơn mười triệu bông hoa bạc hà giữa núi rừng lạnh giá. Có lẽ vì thế với người dân Hà Giang những chú ong thợ giống như những người bạn tri ân của mình.
< Họ nuôi ong dùng để làm thuốc cho cuộc sống hàng ngày và làm hương vị chế biến bánh vào các dịp lễ tết của bản làng.
Vào dịp này, nếu có dịp lên Hà Giang, khách đến chơi nhà thế nào cũng được gia chủ thiết đãi một chầu ong non chấm với mật ong. Đây có lẽ là món ăn độc đáo và thú vị nhất đối với người dân vùng cao nơi đây.
Gia chủ bày cả một tấm ong non trên mặt một chiếc mâm nhôm và một vò rượu mật ong nguyên chất sóng sánh. Khách cứ tự nhiên múc lấy mật cho vào chén rồi cầm con dao sắc sắt tầng ong non ra thành từng miếng như cắt bánh gato, chấm vào mật. Nhâm nhi vị của ong non lẫn với rượu mật khiến khách sẽ có cảm giác lâng lâng giống như say mật. Người ta bảo ấy là men của núi rừng Hà Giang.
Mật ong bạc hà có màu xanh nhạt, pha lẫn chút màu vàng nhạt, khi thưởng thức có mùi thơm đặc trưng riêng, vị ngọt dịu mát và sánh đặc… là thứ mật thơm ngon hơn tất thảy những thứ mật ong khác. Có lẽ cũng chính vì vậy mà giá bán của mật ong bạc hà cũng cao hơn rất nhiều các loại mật ong khác. Hơn nữa, sản lượng mật ong bạc hà mỗi năm không nhiều, không bầy bán ở chợ như những thứ khác nên khó tìm mua thứ đặc sản độc đáo này. Dulichgo
< Để có được 1kg mật quý giá ấy, trung bình những chú ong phải dày công đi hút mật của hơn mười triệu bông hoa bạc hà giữa núi rừng lạnh giá.
Đến Cao Nguyên đá Đồng Văn vào dịp này du khách sẽ được ngập tràn trong những rừng hoa Bạc Hà tím ngắt và vị ngọt ngào quyến luyến không thể quên của vị mật ong hoa Bạc Hà trên Cao Nguyên Đá.
Thứ đặc sản ấy lôi cuốn và làm say đắm lòng du khách không chỉ bởi vị ngọt đậm đà, êm dịu, thơm ngon cộng với mùi hương đặc biệt, mà hơn hết đó chính là thứ tinh tuý từ núi đá, cùng những hạt sương mai và vô vàn những khó nhọc của người Mông trên vùng cao nguyên đá.
Những năm gần đây, du khách đến Hà Giang ngày một đông phần vì yêu phong cảnh thiên nhiên nơi núi rừng đông bắc, phần cũng vì quyến luyến vị mật ngọt của mảnh đất biên cương và mỗi khi lên Hà Giang mùa này chẳng ai không mang về cho mình những món quà mật ngọt.
Theo Minh Phan (Dân Trí)
Du lịch, GO!
Mật ong bạc hà nơi cực Bắc
Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014
Cung đường Đông bắc thần tiên
(TTCT) - Buổi sáng mùa đông cao nguyên trong veo, trên con đường từ Cao Bằng ngang Quảng Yên về Trùng Khánh thiên nhiên cảnh sắc như tranh vẽ, khó có thể tả hết bằng lời.
< Đường về Trùng Khánh trong nắng mai sớm.
Tôi đến Cao Bằng những ngày đầu đông, gió lạnh đã buốt phố. Quyết định thuê xe máy tự khám phá thay vì đón xe buýt hay mua tour vì tôi biết con đường đến Bản Giốc sẽ là một tưởng thưởng trên cung đường tới chiêm ngưỡng con thác lớn nhất Đông Nam Á, thác Bản Giốc.
Đường về Trùng Khánh
Cái tên Trùng Khánh đến với tôi khi còn nhỏ, từ cuốn Đường về Trùng Khánh của nữ văn hào Anh gốc Hoa, Hàn Tố Âm. Rồi tẽn tò khi biết chẳng có liên đới nào giữa một Trùng Khánh bên Tàu xa lắc với Trùng Khánh miền Đông Bắc nước Việt, nhưng lại là lý do khiến tôi tò mò tìm hiểu về miền đất xa xôi cách trở.
< Bờ xe nước bên bờ Quây Sơn, lặng lẽ quay trên đồng vắng.
Rồi khi biết con thác đẹp nhất nhì châu Á nằm ở miền xa tít tắp này tôi càng nôn nóng tìm về, chưa kể đến những động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen… được nhiều sách hướng dẫn du lịch trên thế giới nhắc đến. Nên buổi sáng mùa đông cao nguyên trong veo, dù chuẩn bị tinh thần trước tôi vẫn ngỡ ngàng trên con đường từ Cao Bằng ngang Quảng Yên về Trùng Khánh. Thiên nhiên cảnh sắc như tranh vẽ, khó có thể tả hết bằng lời.
Trời xanh trong trẻo, thi thoảng những đám lụa trắng nõn nà nhẹ lướt. Gần hơn bên dưới, những dãy núi đá vôi đa sắc đủ dạng, khi xanh rì cây lá, đôi ngọn trơ trọi mấy gam màu sáng nhấn nhá thêm nét lạ cho bức tranh thiên nhiên. Gần hơn nữa, nương đồi xanh ngắt khi mênh mang trải rộng, lúc xếp lớp những tầng bậc thang duyên xinh. Rất gần, ngay trên con đường vắng uốn lượn, như sợ chưa đủ đẹp thiên nhiên còn ban tặng những sắc màu rực rỡ khi thì lũ dã quỳ theo gió mai lơi lả, lúc đám trạng nguyên mùa lạnh tưng bừng trổ lá đỏ…
< Người phụ giã mèn mén bằng cối đá chày tay truyền thống.
Nhưng đã hết đâu, con sông chảy ngược Quây Sơn điểm xuyết thêm những nét duyên cho cung đường đã tuyệt đẹp.
Không chỉ dòng nước trong veo ánh màu ngọc lục bảo mềm mại uốn lượn khi ôm theo con đường, lúc như sợi chỉ xanh giữa đồng xa… con sông còn tặng thêm mấy nhịp cầu tre lắt lẻo chênh vênh, những bờ xe nước lãng đãng trôi, mấy chú trâu lành, mấy chú ngựa thanh thoát… nhẩn nha nơi triền cỏ ven sông, lang thang mấy cánh đồng gần…
Dăm nếp nhà mộc mạc đơn sơ, mấy chiếc cối khi cần mẫn tự giã gạo, giã ngô ven sông bên suối, lúc những người phụ nữ Tày, Nùng chăm chỉ giã, bẽn lẽn cười khi khách lạ mê mẩn ngắm, chụp…
“Đẹp quá và thanh bình quá!” là lời cảm thán cửa miệng không chỉ của riêng tôi mà còn bởi nhiều bạn trẻ, cả Việt, cả Âu Mỹ tôi gặp khi dừng chân nghỉ ngơi hay lấy những góc hình đẹp miên man trên con đường về Trùng Khánh này.
Cái tình người miền ngược
< Lộng lẫy Bản Giốc.
Thác Bản Giốc rất đẹp, không bàn cãi! Chỉ chia sẻ thêm chút duyên lạ của miền biên ải này, như một điểm nhấn nhá cho miền đất vốn đã rất đẹp này. Lang bạt đến đây một mình, với cái đầu cắt ngắn để thuận tiện khi đi “phượt”, cái mê nón ngồ ngộ tậu dọc đường, tôi được chào đón bằng… tiếng lạ.
Đến khi biết tôi là người Việt từ miền Nam ra, những ánh mắt trở nên thân thiện, những cái bắt tay được nắm chặt thêm ấm áp, những câu chuyện bắt đầu sẻ chia nồng thắm, những ly rượu ngô thơm nồng xứ núi được rót để “giúp nó bớt lạnh…".
Câu chuyện giữa lữ khách phương Nam với người chèo mảng đưa khách ngắm cảnh như không dứt. Chàng thanh niên chèo mảng nhìn xa xăm rồi nói một cách chân tình mộc mạc: gặp khách phương Nam ra mừng vui lắm, mong sao ngày càng đông người Việt biết và đến đây. Phía bên kia biên giới khách sạn, lâu đài hoành tráng, du khách ra vào nghìn nghịt ồn ào ầm ĩ... Bên này hiu hắt, buồn lắm. Rồi khách được đưa về chiếc lán tạm bợ gần thác của mấy cậu trai người Nùng, làm đủ thứ dịch vụ nơi đây.
< Khách chủ cùng lỉnh kỉnh nồi niêu xoong chảo chai lọ... ấm áp tình thân bên Bản Giốc.
Chiếc nồi đen đủi vẹo vọ được lôi ra, cơm nguội sừng sực nửa chín nửa sống, mấy cọng cải lạnh ngắt, chén canh lõng bõng, nhưng câu chuyện của chủ - khách thì ấm nồng. Kể cho nhau nghe chuyện buồn vui hai bên bờ con thác… Những tiếng cười trong vắt, những chia sẻ vô vụ lợi… của người miền ngược làm người miền xuôi chẳng muốn rời.
Chia tay trong bịn rịn khi trời đã về chiều, tôi lỡ làng lướt qua Ngườm Ngao, bỏ lại Thang Hen… vì đêm về trên con đường núi lạ lẫm tối đen như mực. Đó sẽ là “cái cớ” để tôi quay lại miền đất đẹp hiền hòa này, để gặp lại những người bạn chỉ một lần gặp đã ngỡ như đã quen từ lâu lắm. Hẹn một ngày quay lại.
Theo Thái Hoãn (Tuổi Trẻ Cuối Tuần)
Du lịch, GO!
< Đường về Trùng Khánh trong nắng mai sớm.
Tôi đến Cao Bằng những ngày đầu đông, gió lạnh đã buốt phố. Quyết định thuê xe máy tự khám phá thay vì đón xe buýt hay mua tour vì tôi biết con đường đến Bản Giốc sẽ là một tưởng thưởng trên cung đường tới chiêm ngưỡng con thác lớn nhất Đông Nam Á, thác Bản Giốc.
Đường về Trùng Khánh
Cái tên Trùng Khánh đến với tôi khi còn nhỏ, từ cuốn Đường về Trùng Khánh của nữ văn hào Anh gốc Hoa, Hàn Tố Âm. Rồi tẽn tò khi biết chẳng có liên đới nào giữa một Trùng Khánh bên Tàu xa lắc với Trùng Khánh miền Đông Bắc nước Việt, nhưng lại là lý do khiến tôi tò mò tìm hiểu về miền đất xa xôi cách trở.
< Bờ xe nước bên bờ Quây Sơn, lặng lẽ quay trên đồng vắng.
Rồi khi biết con thác đẹp nhất nhì châu Á nằm ở miền xa tít tắp này tôi càng nôn nóng tìm về, chưa kể đến những động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen… được nhiều sách hướng dẫn du lịch trên thế giới nhắc đến. Nên buổi sáng mùa đông cao nguyên trong veo, dù chuẩn bị tinh thần trước tôi vẫn ngỡ ngàng trên con đường từ Cao Bằng ngang Quảng Yên về Trùng Khánh. Thiên nhiên cảnh sắc như tranh vẽ, khó có thể tả hết bằng lời.
Trời xanh trong trẻo, thi thoảng những đám lụa trắng nõn nà nhẹ lướt. Gần hơn bên dưới, những dãy núi đá vôi đa sắc đủ dạng, khi xanh rì cây lá, đôi ngọn trơ trọi mấy gam màu sáng nhấn nhá thêm nét lạ cho bức tranh thiên nhiên. Gần hơn nữa, nương đồi xanh ngắt khi mênh mang trải rộng, lúc xếp lớp những tầng bậc thang duyên xinh. Rất gần, ngay trên con đường vắng uốn lượn, như sợ chưa đủ đẹp thiên nhiên còn ban tặng những sắc màu rực rỡ khi thì lũ dã quỳ theo gió mai lơi lả, lúc đám trạng nguyên mùa lạnh tưng bừng trổ lá đỏ…
< Người phụ giã mèn mén bằng cối đá chày tay truyền thống.
Nhưng đã hết đâu, con sông chảy ngược Quây Sơn điểm xuyết thêm những nét duyên cho cung đường đã tuyệt đẹp.
Không chỉ dòng nước trong veo ánh màu ngọc lục bảo mềm mại uốn lượn khi ôm theo con đường, lúc như sợi chỉ xanh giữa đồng xa… con sông còn tặng thêm mấy nhịp cầu tre lắt lẻo chênh vênh, những bờ xe nước lãng đãng trôi, mấy chú trâu lành, mấy chú ngựa thanh thoát… nhẩn nha nơi triền cỏ ven sông, lang thang mấy cánh đồng gần…
Dăm nếp nhà mộc mạc đơn sơ, mấy chiếc cối khi cần mẫn tự giã gạo, giã ngô ven sông bên suối, lúc những người phụ nữ Tày, Nùng chăm chỉ giã, bẽn lẽn cười khi khách lạ mê mẩn ngắm, chụp…
“Đẹp quá và thanh bình quá!” là lời cảm thán cửa miệng không chỉ của riêng tôi mà còn bởi nhiều bạn trẻ, cả Việt, cả Âu Mỹ tôi gặp khi dừng chân nghỉ ngơi hay lấy những góc hình đẹp miên man trên con đường về Trùng Khánh này.
Cái tình người miền ngược
< Lộng lẫy Bản Giốc.
Thác Bản Giốc rất đẹp, không bàn cãi! Chỉ chia sẻ thêm chút duyên lạ của miền biên ải này, như một điểm nhấn nhá cho miền đất vốn đã rất đẹp này. Lang bạt đến đây một mình, với cái đầu cắt ngắn để thuận tiện khi đi “phượt”, cái mê nón ngồ ngộ tậu dọc đường, tôi được chào đón bằng… tiếng lạ.
Đến khi biết tôi là người Việt từ miền Nam ra, những ánh mắt trở nên thân thiện, những cái bắt tay được nắm chặt thêm ấm áp, những câu chuyện bắt đầu sẻ chia nồng thắm, những ly rượu ngô thơm nồng xứ núi được rót để “giúp nó bớt lạnh…".
Câu chuyện giữa lữ khách phương Nam với người chèo mảng đưa khách ngắm cảnh như không dứt. Chàng thanh niên chèo mảng nhìn xa xăm rồi nói một cách chân tình mộc mạc: gặp khách phương Nam ra mừng vui lắm, mong sao ngày càng đông người Việt biết và đến đây. Phía bên kia biên giới khách sạn, lâu đài hoành tráng, du khách ra vào nghìn nghịt ồn ào ầm ĩ... Bên này hiu hắt, buồn lắm. Rồi khách được đưa về chiếc lán tạm bợ gần thác của mấy cậu trai người Nùng, làm đủ thứ dịch vụ nơi đây.
< Khách chủ cùng lỉnh kỉnh nồi niêu xoong chảo chai lọ... ấm áp tình thân bên Bản Giốc.
Chiếc nồi đen đủi vẹo vọ được lôi ra, cơm nguội sừng sực nửa chín nửa sống, mấy cọng cải lạnh ngắt, chén canh lõng bõng, nhưng câu chuyện của chủ - khách thì ấm nồng. Kể cho nhau nghe chuyện buồn vui hai bên bờ con thác… Những tiếng cười trong vắt, những chia sẻ vô vụ lợi… của người miền ngược làm người miền xuôi chẳng muốn rời.
Chia tay trong bịn rịn khi trời đã về chiều, tôi lỡ làng lướt qua Ngườm Ngao, bỏ lại Thang Hen… vì đêm về trên con đường núi lạ lẫm tối đen như mực. Đó sẽ là “cái cớ” để tôi quay lại miền đất đẹp hiền hòa này, để gặp lại những người bạn chỉ một lần gặp đã ngỡ như đã quen từ lâu lắm. Hẹn một ngày quay lại.
Theo Thái Hoãn (Tuổi Trẻ Cuối Tuần)
Du lịch, GO!
Tổng kết vui cuối năm
Hơn 4 năm tồn tại (lên net vào tháng 8/2010): Du lịch, GO! đã thành cái kho dữ liệu khổng lồ với hơn 7300 bài về tất cả những địa danh trên đất nước với hàng trăm chuyến lượt phượt khắp vùng miền. May mắn, blog mộc mạc đơn sơ này vẫn là nơi có ích cho bạn trước những chuyến đi hay đang trong cuộc hành trình khám phá sự hùng vĩ, tươi đẹp của đất nước.
Nhân dịp chuẩn bị chào đón một năm mới, mình xin lập một tổng kết vui của Du lịch, GO! về hành trình của blog trong thời gian đã qua. Mời bạn xem cho vui cửa vui nhà, vui từ đỉnh tóc đến tận gót chân phượt, bạn nhé.
Vượt 4 năm dù có những lúc ngựa phi, dù có lúc ì ạch như con ma đói... nhưng phúc đức ông bà: blog vẫn được cập nhật ình xèo những bài mới. Tiếc là đôi khi bài mới nhưng hóa ra chốn cũ, lại nhủ thầm 'cũ' nhưng ít ra nó cũng là thông tin mới vì cái gì cũng phải thay đổi mà.
Thuở ấy còn hoang sơ khi chỉ có dấu chân ta, nay chả còn ma, ngắm lại thấy cái resort to thấy bà! Vậy thì phải có bài mới với thông tin lạ. Mà cũng phải thế thôi: mình tìm thấy bài hay, search trong Dulichgo thì nó đã có rồi, cái hóc bà tó gì cũng có. Dzị thì a, b, c là điều phải thía thôi!
Tổng kết 4 năm: Du lịch, GO! đã có hơn 7300 bài với gần 3 triệu lượt người xem - Thống kê cho thấy 'rằng thì là':
# Số lượt xem Dulichgo tính theo quốc gia:
- Đa phần là người Việt (2.549.014), dĩ nhiên rồi, made in Vietnam.
- Mỹ (186.765).
- Đức (18.540).
- Nga (13.692).
- Pháp (12.534).
- Canada (9.469).
- Úc (7.613).
- Thái Lan (4.826).
- Hàn Quốc (4.284).
- Indonesia (3.908)...v.v
(Tính trong thời điểm 15h50 ngày 30/12/2014).
# Số lượt xem bằng trình duyệt:
Một sự kỳ lạ là đến 43% bạn đọc xem Dulichgo bằng trình duyệt Chrome (xem ra nó đã phế truất IE), Firefox được 28%, Internet Explorer đã tuột xuống hàng thứ 3 với 15%, Safari có 6%, Opera chỉ 2%. Các trình duyệt khác như Mobile Safari, Coc Coc_browser (ngộ nha), BingPreview, CriOS, Maxthon... chỉ với <1%. Còn cái TheWorld mình đang xài thử nghiệm chả thấy luôn.
# Số lượt xem theo hệ điều hành:
Cái này dĩ nhiên là anh Windows vô địch với 83%, Linux với 4%, Android chỉ 3% - Các bác táy máy bằng iPhone cũng 3%, iPad 3%. Các HĐH còn lại như Macintosh, iPod, Other Unix, SAMSUNG là trên dưới 1% cho mỗi 'tía'.
# URL tham chiếu từ nơi mô?
Nhiều nhất dĩ nhiên là từ Google search, Google.com.vn, Google.com... Đứng hàng đáng kể là blog bác Mai Thanh Hải (tiếc là bác ấy đóng lâu rồi), Facebook không nhiều (do mình không đưa lên đây), Coccoc.com search, Laban.vn, Wikimapia.org, Bing.com...
# Bài đăng được xem nhiều nhất và từ khóa được tìm kiếm trong đây nhiều nhất, mình xem thống kê xong chỉ biết cười he he như con le le, thôi thì cứ gọi là vui mà. Vậy đố các bác, đó là từ khóa gì nào?
Không úp mở, đây là kết quả nè - nhiều nhất từ trên xuống:
1- tam tien. 2- tắm tiên. Rõ ràng là các bác thích tiên nhé, khi bé ta thích ông tiên ban phước cho không làm bài sai, không xếp 'đội sổ', không dính ốc chọt... thì nay lớn: ta thích ngắm mấy cô tiên, thích 'cô tiên' cho ta... rủng rỉnh tiền túi để phượt phẹo lung tung. Xèng! 'Tiên' là số 1.
3- nha trang - chứng tỏ nhiều người thích Nha Trang hơn mấy xứ biển khác?
4- binh dinh
5- mũi né
6- đà lạt
Đứng hàng 'thấp nhất' của cái sự 'cao', bạn biết từ gì không? Đó là từ khóa 'tinh yeu'! He he, phượt lấy đâu ra tình ra yêu trong này? Chắc mẫm 'phượt' cũng đáng yêu, đáng mê như một nửa kia đó chứ? Không yêu là sao cứ kiếm chuyện, tìm lý do này kia để lọt tọt... lên đường?
Thống kê cũng cho biết về những bài được xem nhiều nhất theo thứ tự sau:
- Tục tắm tiên của người vùng cao (89834 lượt xem).
- Ăn ngon, bổ, rẻ tại Vũng Tàu (47917).
- Khoảng cách đường bộ giữa các tỉnh thành VN (26566).
- Cẩm nang du lịch bụi Cổ Thạch (22657).
- Khách sạn - nhà nghỉ tại Vũng Tàu (22023).
- Bản đồ Việt Nam (19557)...
Thôi, ít dòng tè le cuối năm. Du lịch, GO! xin chúc tất cả các bạn vui vẻ, dồi dào sức khỏe trong năm mới. Chúc năm 2015 là năm lý tưởng để các phượt gia liên tục lên đường tìm đến những vùng đất còn hoang còn sơ. Happy New Year!
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
Nhân dịp chuẩn bị chào đón một năm mới, mình xin lập một tổng kết vui của Du lịch, GO! về hành trình của blog trong thời gian đã qua. Mời bạn xem cho vui cửa vui nhà, vui từ đỉnh tóc đến tận gót chân phượt, bạn nhé.
Vượt 4 năm dù có những lúc ngựa phi, dù có lúc ì ạch như con ma đói... nhưng phúc đức ông bà: blog vẫn được cập nhật ình xèo những bài mới. Tiếc là đôi khi bài mới nhưng hóa ra chốn cũ, lại nhủ thầm 'cũ' nhưng ít ra nó cũng là thông tin mới vì cái gì cũng phải thay đổi mà.
Thuở ấy còn hoang sơ khi chỉ có dấu chân ta, nay chả còn ma, ngắm lại thấy cái resort to thấy bà! Vậy thì phải có bài mới với thông tin lạ. Mà cũng phải thế thôi: mình tìm thấy bài hay, search trong Dulichgo thì nó đã có rồi, cái hóc bà tó gì cũng có. Dzị thì a, b, c là điều phải thía thôi!
Tổng kết 4 năm: Du lịch, GO! đã có hơn 7300 bài với gần 3 triệu lượt người xem - Thống kê cho thấy 'rằng thì là':
# Số lượt xem Dulichgo tính theo quốc gia:
- Đa phần là người Việt (2.549.014), dĩ nhiên rồi, made in Vietnam.
- Mỹ (186.765).
- Đức (18.540).
- Nga (13.692).
- Pháp (12.534).
- Canada (9.469).
- Úc (7.613).
- Thái Lan (4.826).
- Hàn Quốc (4.284).
- Indonesia (3.908)...v.v
(Tính trong thời điểm 15h50 ngày 30/12/2014).
# Số lượt xem bằng trình duyệt:
Một sự kỳ lạ là đến 43% bạn đọc xem Dulichgo bằng trình duyệt Chrome (xem ra nó đã phế truất IE), Firefox được 28%, Internet Explorer đã tuột xuống hàng thứ 3 với 15%, Safari có 6%, Opera chỉ 2%. Các trình duyệt khác như Mobile Safari, Coc Coc_browser (ngộ nha), BingPreview, CriOS, Maxthon... chỉ với <1%. Còn cái TheWorld mình đang xài thử nghiệm chả thấy luôn.
# Số lượt xem theo hệ điều hành:
Cái này dĩ nhiên là anh Windows vô địch với 83%, Linux với 4%, Android chỉ 3% - Các bác táy máy bằng iPhone cũng 3%, iPad 3%. Các HĐH còn lại như Macintosh, iPod, Other Unix, SAMSUNG là trên dưới 1% cho mỗi 'tía'.
# URL tham chiếu từ nơi mô?
Nhiều nhất dĩ nhiên là từ Google search, Google.com.vn, Google.com... Đứng hàng đáng kể là blog bác Mai Thanh Hải (tiếc là bác ấy đóng lâu rồi), Facebook không nhiều (do mình không đưa lên đây), Coccoc.com search, Laban.vn, Wikimapia.org, Bing.com...
# Bài đăng được xem nhiều nhất và từ khóa được tìm kiếm trong đây nhiều nhất, mình xem thống kê xong chỉ biết cười he he như con le le, thôi thì cứ gọi là vui mà. Vậy đố các bác, đó là từ khóa gì nào?
Không úp mở, đây là kết quả nè - nhiều nhất từ trên xuống:
1- tam tien. 2- tắm tiên. Rõ ràng là các bác thích tiên nhé, khi bé ta thích ông tiên ban phước cho không làm bài sai, không xếp 'đội sổ', không dính ốc chọt... thì nay lớn: ta thích ngắm mấy cô tiên, thích 'cô tiên' cho ta... rủng rỉnh tiền túi để phượt phẹo lung tung. Xèng! 'Tiên' là số 1.
3- nha trang - chứng tỏ nhiều người thích Nha Trang hơn mấy xứ biển khác?
4- binh dinh
5- mũi né
6- đà lạt
Đứng hàng 'thấp nhất' của cái sự 'cao', bạn biết từ gì không? Đó là từ khóa 'tinh yeu'! He he, phượt lấy đâu ra tình ra yêu trong này? Chắc mẫm 'phượt' cũng đáng yêu, đáng mê như một nửa kia đó chứ? Không yêu là sao cứ kiếm chuyện, tìm lý do này kia để lọt tọt... lên đường?
Thống kê cũng cho biết về những bài được xem nhiều nhất theo thứ tự sau:
- Tục tắm tiên của người vùng cao (89834 lượt xem).
- Ăn ngon, bổ, rẻ tại Vũng Tàu (47917).
- Khoảng cách đường bộ giữa các tỉnh thành VN (26566).
- Cẩm nang du lịch bụi Cổ Thạch (22657).
- Khách sạn - nhà nghỉ tại Vũng Tàu (22023).
- Bản đồ Việt Nam (19557)...
Thôi, ít dòng tè le cuối năm. Du lịch, GO! xin chúc tất cả các bạn vui vẻ, dồi dào sức khỏe trong năm mới. Chúc năm 2015 là năm lý tưởng để các phượt gia liên tục lên đường tìm đến những vùng đất còn hoang còn sơ. Happy New Year!
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
Khai trương “Chợ Ve chai” tại Cần Thơ
(QĐND) – Sau Hà Nội và TP HCM, lần đầu tiên TP Cần Thơ có chợ "ve chai" để những người yêu thích sưu tầm đồ cổ và những món hàng độc, lạ được thỏa chí giao lưu, trao đổi...
< Nhiều người đến chợ "ve chai" trao đổi, mua bán hàng hóa.
Những gian hàng của chợ "ve chai" được bố trí trong khuôn viên quán cà phê Moses (trên đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Tuy mới vừa khai trương trong sáng 28-12, phiên giao dịch thứ hai tại chợ thu hút hơn 100 lượt khách đến tìm hiểu, mua bán.
< Những chiếc bàn ủi (bàn là) thời bao cấp cũng được bày bán.
Chợ "ve chai" là mô hình do những người yêu thích sưu tầm cổ vật ở TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long và một số địa phương trong cả nước tổ chức. Dulichgo
< Chiếc bình đựng vôi ăn trầu bằng đồng của giới nhà giàu miền Tây ngày trước.
Ông Ngô Tân Hoàng, thành viên ban quản lý chợ "ve chai" cho biết: "Trước mắt, chúng tôi sẽ mở cửa hoạt động vào những ngày cuối tuần. Mục đích của chúng tôi là tạo ra sân chơi, môi trường mua bán, trao đổi lành mạnh, uy tín cho những ai có cùng sở thích. Ban quản lý cũng đã có kế hoạch, khi hoạt động ổn định, chúng tôi sẽ tổ chức bán đấu giá đồ vật, số tiền thu được sẽ trích một phần cho quỹ từ thiện".
< Lựa chọn đồ sưu tầm.
Hiện tại, chợ có khoảng 25 gian hàng chuyên trao đổi, buôn bán đồ cũ, đồ xưa, đồ cổ, đồ trang sức thuộc các chủng loại đồng, đá, xương, gốm sứ… Đến với chợ, khách tham quan sẽ tìm thấy những đồ vật quý hiếm, từ cổ vật niên đại hàng trăm năm đến những vật dụng cũ kỹ đã dần mai một như bàn ủi con gà, tù và bằng sừng trâu, chén, dĩa sành… Dulichgo
“Chợ Ve chai miền Tây” hoạt động vào thứ bảy và Chủ nhật hằng tuần.
Theo Quân Đội Nhân Dân
Du lịch, GO!
< Nhiều người đến chợ "ve chai" trao đổi, mua bán hàng hóa.
Những gian hàng của chợ "ve chai" được bố trí trong khuôn viên quán cà phê Moses (trên đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Tuy mới vừa khai trương trong sáng 28-12, phiên giao dịch thứ hai tại chợ thu hút hơn 100 lượt khách đến tìm hiểu, mua bán.
< Những chiếc bàn ủi (bàn là) thời bao cấp cũng được bày bán.
Chợ "ve chai" là mô hình do những người yêu thích sưu tầm cổ vật ở TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long và một số địa phương trong cả nước tổ chức. Dulichgo
< Chiếc bình đựng vôi ăn trầu bằng đồng của giới nhà giàu miền Tây ngày trước.
Ông Ngô Tân Hoàng, thành viên ban quản lý chợ "ve chai" cho biết: "Trước mắt, chúng tôi sẽ mở cửa hoạt động vào những ngày cuối tuần. Mục đích của chúng tôi là tạo ra sân chơi, môi trường mua bán, trao đổi lành mạnh, uy tín cho những ai có cùng sở thích. Ban quản lý cũng đã có kế hoạch, khi hoạt động ổn định, chúng tôi sẽ tổ chức bán đấu giá đồ vật, số tiền thu được sẽ trích một phần cho quỹ từ thiện".
< Lựa chọn đồ sưu tầm.
Hiện tại, chợ có khoảng 25 gian hàng chuyên trao đổi, buôn bán đồ cũ, đồ xưa, đồ cổ, đồ trang sức thuộc các chủng loại đồng, đá, xương, gốm sứ… Đến với chợ, khách tham quan sẽ tìm thấy những đồ vật quý hiếm, từ cổ vật niên đại hàng trăm năm đến những vật dụng cũ kỹ đã dần mai một như bàn ủi con gà, tù và bằng sừng trâu, chén, dĩa sành… Dulichgo
“Chợ Ve chai miền Tây” hoạt động vào thứ bảy và Chủ nhật hằng tuần.
Theo Quân Đội Nhân Dân
Du lịch, GO!
Đình Trung Lương (Đà Nẵng)
(ĐNO) - Đình Trung Lương toạ lạc tại phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng). Làng Trung Lương, được hình thành trên xứ đất tục gọi là xứ Cồn Soi được tách ra từ làng chính Khuê Đông, là một làng mới được thành lập vào khoàng giữa thế kỷ XIX, với diện tích khoảng 200 ha.
Theo địa giới, làng Trung Lương phía bắc giáp ngã ba sông Hàn, tây giáp Khuê Trung, đông giáp sông Cổ Cò, nam giáp làng Lỗ Giáng. Dân làng sống bằng nghề nông và soi đánh bắt cá ven sông. Lúc bấy giờ, có 5 tộc đến đầu tiên khai canh lập làng là tộc Huỳnh Ngọc, tộc Trần Phước, tộc Nguyễn, tộc Lê và tộc Hồ Văn.
Sau khi làng Trung Lương được thành lập một thời gian, với dân số đông và đủ điều kiện vật chất, các vị cao niên đứng đầu các tộc đã khởi xướng việc xây dựng đình làng. Được sự hưởng ứng và đồng thuận của dân làng là lấy ngôi miếu thờ Thái Giám để xây dựng Đình làng với diện tích khoảng 1000m2, được xây dựng theo lối kiến trúc tam gian, tứ vị (3 gian, 4 mái), vật liệu là đá cục, vữa thì bằng vôi trộn với nhớt bồ lời, gổ gồm có gỗ liêm và gỗ mít, hai loại gỗ này dùng làm cột, xà, xiên, trính… mái được lợp ngói vẩy cá và ngói âm dương. Những người có công đóng góp tiền của xây dựng đình đều được ghi khắc vào bia, nhưng do chiến tranh văn bia ghi công đức đã bị thất lạc.
Trải qua thời gian chiến tranh và thiên tai, đình làng đã bị hư hại, xuống cấp, con cháu các tộc họ đã nhiều đời kế tục sửa sang, trùng tu, tôn tạo lại ngôi đình, lần trùng tu gần đây vào năm 1994.
Đình được xây tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Phần kiến trúc trang trí bên ngoài, trên nóc đỉnh trang trí hình “lưỡng long triều nguyệt”, hai bên mái hiên trang trí hình hai con phụng chầu vào chữ “Trung Lương”. Trên mái hiên có xây lầu giả, với nóc lầu xây hình cuốn thư, hình nậm rượu, các góc có hình đầu rồng. Phía ngoài sân là bình phong xây kiểu cuốn thư, mặt trước trang trí hình kỳ lân, mặt sau là hình cá chép hoá rồng, trên hai góc cuốn thư có hình hai con kỳ lân.Cổng tam quan, với các trụ cổng xây theo khối trụ vuông. Dulichgo
Hằng năm, đình làng thường tổ chức hát bội, hát hò khoan,cùng các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố, đập om đất, đá gà, đẩy gậy. Về phần lễ, có lễ thả Long chu thuyền, lễ xuống đồng, lễ dựng nêu ngày tết,dân làng đã lấy ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày phụng cúng hằng năm, gọi là ngày lễ cầu an và xuống đồng.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đình Trung Lương là nơi tổ chức học tập chính trị, quân sự do Mặt trận Việt Minh- chính quyền cách mạng ở địa phương tổ chức. Thời ký kháng chiến chống Mỹ, đình Trung Lương, còn được dùng làm cơ sở chỉ huy các đơn vị bộ đội và dân quân du kích vận chuyển vũ khí, lương thực, đánh vào sân bay ĐÀ Nẵng năm 1964, đánh vào sân bay Nước Mặn năm 1968, đồng thời, là nơi che chở, nuôi giấu cán bộ, bộ đội, du kích của địa phương.
Đình Trung Lương hiện nay, do chủ trương qui hoạch của thành phố nên đã di dời đến khu mới, đình đặt tại xã Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ với một ngôi đình bề thế, khang trang nằm giữa các khu dân cư mới, các kiến trúc vẫn theo như lối kiến trúc cũ cũng như các di vật được bảo quản , lưu giữ đầy đủ.
Hiện nay đình làng còn có 19 sắc phong, niên đại từ Minh Mạng đến Khải Định, cụ thể:
1.Sắc cho thần thành Hoàng, ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 2
2. Sắc cho ngài Khâm sai Bắc quân Đô đốc , ngày 8 tháng 6 năm Duy Tân thứ 5
3. Sắc cho tứ vị thánh nương Đại càn quốc gia Nam hải, ngày 11 tháng 8 năm Duy Tân thứ 3
4. Sắc cho ngài Cao Các Quảng Độ, ngày 11 tháng 8 năm Duy Tân thứ 3
5. Sắc cho ngài Cao Các, ngày 01 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ 2
6. Sắc cho tứ vị thánh nương Đại càn quốc gia Nam Hải, ngày 01 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ 2
7. Sắc cho tứ vị thánh nương Đại càn quốc gia Nam Hải, ngày 24 tháng 11 năm Tự Đức thứ 33
8. Sắc cho các ngài Cao Các, Phi vận Tướng quân, ngày 24 tháng 11 năm Tự Đức thứ 33
9. Sắc cho thần Bạch Mã, ngày 02 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 Dulichgo
10. Sắc cho ngài Phi vận Tướng quân, ngày 25 tháng 9 năm Tự Đức thứ 3
11. Sắc cho nữ thần Thiên Y A Na, ngày 25 tháng 9 năm Tự Đức thứ 3
12. Sắc cho ngài Cao Các, ngày 25 tháng 9 năm Tự Đức thứ 3
13. Sắc cho ngài Cao Các ngày 26 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 5
14. Sắc cho ngài Cao Các ngày 21 tháng 11 năm Thiệu Trị thứ 3
15. Sắc cho ngài Phi vận Tướng quân, ngày 14 tháng 5 năm Thiệu Trị thứ 3
16. Sắc cho ngài Phi vận Tướng quân, ngày 12 tháng 4 năm Thiệu Trị thứ 3
17. Sắc cho nữ thần Thiên Y A Na, ngày 12 tháng 4 năm Thiệu Trị thứ 3
18. Sắc cho nữ thần Thiên Y A Na, ngày 11 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 2
19. Sắc cho ngài Phi vận Tướng quân, ngày 11 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 2
Đình Trung Lương - phường Hoà Xuân Quận Cẩm Lệ được công nhận di tích văn hoá cấp thành phố vào ngày 30/8/2006
Theo Danang.gov
Du lịch, GO!
Theo địa giới, làng Trung Lương phía bắc giáp ngã ba sông Hàn, tây giáp Khuê Trung, đông giáp sông Cổ Cò, nam giáp làng Lỗ Giáng. Dân làng sống bằng nghề nông và soi đánh bắt cá ven sông. Lúc bấy giờ, có 5 tộc đến đầu tiên khai canh lập làng là tộc Huỳnh Ngọc, tộc Trần Phước, tộc Nguyễn, tộc Lê và tộc Hồ Văn.
Sau khi làng Trung Lương được thành lập một thời gian, với dân số đông và đủ điều kiện vật chất, các vị cao niên đứng đầu các tộc đã khởi xướng việc xây dựng đình làng. Được sự hưởng ứng và đồng thuận của dân làng là lấy ngôi miếu thờ Thái Giám để xây dựng Đình làng với diện tích khoảng 1000m2, được xây dựng theo lối kiến trúc tam gian, tứ vị (3 gian, 4 mái), vật liệu là đá cục, vữa thì bằng vôi trộn với nhớt bồ lời, gổ gồm có gỗ liêm và gỗ mít, hai loại gỗ này dùng làm cột, xà, xiên, trính… mái được lợp ngói vẩy cá và ngói âm dương. Những người có công đóng góp tiền của xây dựng đình đều được ghi khắc vào bia, nhưng do chiến tranh văn bia ghi công đức đã bị thất lạc.
Trải qua thời gian chiến tranh và thiên tai, đình làng đã bị hư hại, xuống cấp, con cháu các tộc họ đã nhiều đời kế tục sửa sang, trùng tu, tôn tạo lại ngôi đình, lần trùng tu gần đây vào năm 1994.
Đình được xây tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Phần kiến trúc trang trí bên ngoài, trên nóc đỉnh trang trí hình “lưỡng long triều nguyệt”, hai bên mái hiên trang trí hình hai con phụng chầu vào chữ “Trung Lương”. Trên mái hiên có xây lầu giả, với nóc lầu xây hình cuốn thư, hình nậm rượu, các góc có hình đầu rồng. Phía ngoài sân là bình phong xây kiểu cuốn thư, mặt trước trang trí hình kỳ lân, mặt sau là hình cá chép hoá rồng, trên hai góc cuốn thư có hình hai con kỳ lân.Cổng tam quan, với các trụ cổng xây theo khối trụ vuông. Dulichgo
Hằng năm, đình làng thường tổ chức hát bội, hát hò khoan,cùng các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố, đập om đất, đá gà, đẩy gậy. Về phần lễ, có lễ thả Long chu thuyền, lễ xuống đồng, lễ dựng nêu ngày tết,dân làng đã lấy ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày phụng cúng hằng năm, gọi là ngày lễ cầu an và xuống đồng.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đình Trung Lương là nơi tổ chức học tập chính trị, quân sự do Mặt trận Việt Minh- chính quyền cách mạng ở địa phương tổ chức. Thời ký kháng chiến chống Mỹ, đình Trung Lương, còn được dùng làm cơ sở chỉ huy các đơn vị bộ đội và dân quân du kích vận chuyển vũ khí, lương thực, đánh vào sân bay ĐÀ Nẵng năm 1964, đánh vào sân bay Nước Mặn năm 1968, đồng thời, là nơi che chở, nuôi giấu cán bộ, bộ đội, du kích của địa phương.
Đình Trung Lương hiện nay, do chủ trương qui hoạch của thành phố nên đã di dời đến khu mới, đình đặt tại xã Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ với một ngôi đình bề thế, khang trang nằm giữa các khu dân cư mới, các kiến trúc vẫn theo như lối kiến trúc cũ cũng như các di vật được bảo quản , lưu giữ đầy đủ.
Hiện nay đình làng còn có 19 sắc phong, niên đại từ Minh Mạng đến Khải Định, cụ thể:
1.Sắc cho thần thành Hoàng, ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 2
2. Sắc cho ngài Khâm sai Bắc quân Đô đốc , ngày 8 tháng 6 năm Duy Tân thứ 5
3. Sắc cho tứ vị thánh nương Đại càn quốc gia Nam hải, ngày 11 tháng 8 năm Duy Tân thứ 3
4. Sắc cho ngài Cao Các Quảng Độ, ngày 11 tháng 8 năm Duy Tân thứ 3
5. Sắc cho ngài Cao Các, ngày 01 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ 2
6. Sắc cho tứ vị thánh nương Đại càn quốc gia Nam Hải, ngày 01 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ 2
7. Sắc cho tứ vị thánh nương Đại càn quốc gia Nam Hải, ngày 24 tháng 11 năm Tự Đức thứ 33
8. Sắc cho các ngài Cao Các, Phi vận Tướng quân, ngày 24 tháng 11 năm Tự Đức thứ 33
9. Sắc cho thần Bạch Mã, ngày 02 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 Dulichgo
10. Sắc cho ngài Phi vận Tướng quân, ngày 25 tháng 9 năm Tự Đức thứ 3
11. Sắc cho nữ thần Thiên Y A Na, ngày 25 tháng 9 năm Tự Đức thứ 3
12. Sắc cho ngài Cao Các, ngày 25 tháng 9 năm Tự Đức thứ 3
13. Sắc cho ngài Cao Các ngày 26 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 5
14. Sắc cho ngài Cao Các ngày 21 tháng 11 năm Thiệu Trị thứ 3
15. Sắc cho ngài Phi vận Tướng quân, ngày 14 tháng 5 năm Thiệu Trị thứ 3
16. Sắc cho ngài Phi vận Tướng quân, ngày 12 tháng 4 năm Thiệu Trị thứ 3
17. Sắc cho nữ thần Thiên Y A Na, ngày 12 tháng 4 năm Thiệu Trị thứ 3
18. Sắc cho nữ thần Thiên Y A Na, ngày 11 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 2
19. Sắc cho ngài Phi vận Tướng quân, ngày 11 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 2
Đình Trung Lương - phường Hoà Xuân Quận Cẩm Lệ được công nhận di tích văn hoá cấp thành phố vào ngày 30/8/2006
Theo Danang.gov
Du lịch, GO!
Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014
Đi trong sương lạnh Ba Vì
Cuối tháng 12 mà lên đỉnh núi Ba Vì thì có phải là điên không? Sương mù giăng phủ hầu như không thấy gì. Cả vùng rừng núi chìm lấp trong mây, ở những khoảng rừng thưa sáng một chút mới thấy được vòm cây mơ hồ, những thân cành cao to là thế giờ chỉ còn như những đường gân trên chiếc lá đã mục nát từ lâu.
Ba Vì, điểm cao nhất của thủ đô Hà Nội những ngày cuối năm giá lạnh trở nên kỳ ảo lạ thường. Tất cả được bao phủ trong màn sương mịt mùng dày đặc.
Từ trung tâm Hà Nội đi theo hướng Tây khoảng 65km, nhìn về phía tay trái trong làn mây trắng dày đặc, 3 đỉnh núi - Ba Vì mờ ảo xuất hiện. Cái tên Ba Vì không lạ lẫm với bất cứ dân mê khám phá nào. Nhưng khi bắt đầu bước vào Vườn quốc gia Ba Vì bạn như bước vào một thế giới khác, thế giới của không gian huyền ảo vương sương, nhuốm lạnh trong những ngày đông rét buốt.
Theo lối mòn từ cổng đi vào dẫn lối du khách vào trong rừng tre bạt ngàn, thông vi vút, rừng tùng rộng lớn. Những bụi tre đang ở lứa bánh tẻ xanh non, những hàng thông cao vút như khẽ khàng vờn trong gió lạnh. Dulichgo
Tạt qua phải là vườn xương rồng với 6.000 cá thể của hơn 1.000 loài xương rồng. Những hàng xương rồng dẫn theo những lối đá mòn nhỏ dẫn bạn đến với khu nhà kính sẽ cho bạn khám phá thật nhiều điều mới lạ trong thế giới của loài cây này.
Chặng đường lên đỉnh ngày càng trở nên khó khăn với sương mù dày đặc bao phủ, những đoạn cua tay áo chìm trong cái rét buốt lạnh của ngày đông. Chạy dò dẫm từng đoạn một, ngồi sau xe mà thót cả tim. Có lúc đến sát rồi mới giật mình thấy một tảng đá lớn có lẽ lăn xuống từ một đợt sạt lở nào đó, nằm chơ vơ bên đường. Hai bên bờ vực sâu thẳm lại cứ mời gọi ta bằng một khối trắng đục như sữa ngọt ngào.
Cuối cùng chúng tôi cũng lên được cốt 800, theo hướng vườn lan tìm vào dấu tích của nhà thờ và biệt thự Pháp. Nét hoang xơ, dấu vết thời gian như in hằn lên tường mảng tường rêu phủ xanh rờn, trong từng những đóng gạch đổ nằm giữa rừng sâu Ba Vì mà không phải ai đến đây cũng đều biết đến.
Càng lên cao, đường càng dốc hơn, mây mù có lúc đặc quánh. Cái lạnh như thấu vào tận xương nhưng cảm giác được khám phá, được chìm vào không gian của sương mù bao phủ giăng mắc khắp nơi lại khiến bạn không thể dừng bước. Vượt trên con đường ngoằn ngoèo, quanh co, uốn lượn dẫn lối đi giữa hai bên là rừng cây bạt ngàn kéo dài như vô tận.
Đến độ cao 1 200m, đặt chân lên đỉnh Ba Vì cho bạn cảm nhận thú vị của người chiến thắng trong hành trình chinh phục. Cả không gian bao la của đất trời như thu vào tầm mắt. Chìm sâu trong sương lạnh mờ ảo, bảng lảng có cảm giác như chúng tôi đang lạc vào không gian của nàng Alice lạc vào xứ sở thần tiên. Dulichgo
Leo tiếp 779 bậc đá phía tây sẽ đưa du khách lên viếng đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và leo 225 bậc đá phía đông sẽ dẫn lối du khách lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Tản Viên. Nếu còn sức du khách có thể leo thêm mấy chục bậc đá nữa để lên đến tận đỉnh Vọng Cảnh bốn bề mây mù dày đặc bao phủ.
Đến Rừng Quốc Gia Ba Vì, khi kết thúc chuyến đi bạn cũng đừng quên thưởng thức những đặc sản như: rượu sữa ong chúa, bánh chè lam, bánh sữa, nước trà đắng hoặc mua chai phấn hoa và mật ong rừng về làm quà.
Đặc biệt trong hành trình khám phá Vườn quốc gia Ba Vì trong những ngày đông lạnh sẽ rất thú vị khi kết thúc hành trình du khách dừng chân một quán nhỏ ven đường gọi một cốc sữa tươi nóng, áp vào lòng bàn tay đưa nhẹ lên má để xua đi cái lạnh.
Gói chút nguyên xơ, hoang dại, thêm chút sương mù lạnh buốt trong hương nồng nồng âm ấm ấy du khách sẽ có những cảm nhận riêng để nhớ về những cung đường khám phá giữa “lá phổi xanh của thủ đô” – Vườn quốc gia Ba Vì.
Theo Afamily.vn
Du lịch, GO!
Ba Vì, điểm cao nhất của thủ đô Hà Nội những ngày cuối năm giá lạnh trở nên kỳ ảo lạ thường. Tất cả được bao phủ trong màn sương mịt mùng dày đặc.
Từ trung tâm Hà Nội đi theo hướng Tây khoảng 65km, nhìn về phía tay trái trong làn mây trắng dày đặc, 3 đỉnh núi - Ba Vì mờ ảo xuất hiện. Cái tên Ba Vì không lạ lẫm với bất cứ dân mê khám phá nào. Nhưng khi bắt đầu bước vào Vườn quốc gia Ba Vì bạn như bước vào một thế giới khác, thế giới của không gian huyền ảo vương sương, nhuốm lạnh trong những ngày đông rét buốt.
Theo lối mòn từ cổng đi vào dẫn lối du khách vào trong rừng tre bạt ngàn, thông vi vút, rừng tùng rộng lớn. Những bụi tre đang ở lứa bánh tẻ xanh non, những hàng thông cao vút như khẽ khàng vờn trong gió lạnh. Dulichgo
Tạt qua phải là vườn xương rồng với 6.000 cá thể của hơn 1.000 loài xương rồng. Những hàng xương rồng dẫn theo những lối đá mòn nhỏ dẫn bạn đến với khu nhà kính sẽ cho bạn khám phá thật nhiều điều mới lạ trong thế giới của loài cây này.
Chặng đường lên đỉnh ngày càng trở nên khó khăn với sương mù dày đặc bao phủ, những đoạn cua tay áo chìm trong cái rét buốt lạnh của ngày đông. Chạy dò dẫm từng đoạn một, ngồi sau xe mà thót cả tim. Có lúc đến sát rồi mới giật mình thấy một tảng đá lớn có lẽ lăn xuống từ một đợt sạt lở nào đó, nằm chơ vơ bên đường. Hai bên bờ vực sâu thẳm lại cứ mời gọi ta bằng một khối trắng đục như sữa ngọt ngào.
Cuối cùng chúng tôi cũng lên được cốt 800, theo hướng vườn lan tìm vào dấu tích của nhà thờ và biệt thự Pháp. Nét hoang xơ, dấu vết thời gian như in hằn lên tường mảng tường rêu phủ xanh rờn, trong từng những đóng gạch đổ nằm giữa rừng sâu Ba Vì mà không phải ai đến đây cũng đều biết đến.
Càng lên cao, đường càng dốc hơn, mây mù có lúc đặc quánh. Cái lạnh như thấu vào tận xương nhưng cảm giác được khám phá, được chìm vào không gian của sương mù bao phủ giăng mắc khắp nơi lại khiến bạn không thể dừng bước. Vượt trên con đường ngoằn ngoèo, quanh co, uốn lượn dẫn lối đi giữa hai bên là rừng cây bạt ngàn kéo dài như vô tận.
Đến độ cao 1 200m, đặt chân lên đỉnh Ba Vì cho bạn cảm nhận thú vị của người chiến thắng trong hành trình chinh phục. Cả không gian bao la của đất trời như thu vào tầm mắt. Chìm sâu trong sương lạnh mờ ảo, bảng lảng có cảm giác như chúng tôi đang lạc vào không gian của nàng Alice lạc vào xứ sở thần tiên. Dulichgo
Leo tiếp 779 bậc đá phía tây sẽ đưa du khách lên viếng đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và leo 225 bậc đá phía đông sẽ dẫn lối du khách lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Tản Viên. Nếu còn sức du khách có thể leo thêm mấy chục bậc đá nữa để lên đến tận đỉnh Vọng Cảnh bốn bề mây mù dày đặc bao phủ.
Đến Rừng Quốc Gia Ba Vì, khi kết thúc chuyến đi bạn cũng đừng quên thưởng thức những đặc sản như: rượu sữa ong chúa, bánh chè lam, bánh sữa, nước trà đắng hoặc mua chai phấn hoa và mật ong rừng về làm quà.
Đặc biệt trong hành trình khám phá Vườn quốc gia Ba Vì trong những ngày đông lạnh sẽ rất thú vị khi kết thúc hành trình du khách dừng chân một quán nhỏ ven đường gọi một cốc sữa tươi nóng, áp vào lòng bàn tay đưa nhẹ lên má để xua đi cái lạnh.
Gói chút nguyên xơ, hoang dại, thêm chút sương mù lạnh buốt trong hương nồng nồng âm ấm ấy du khách sẽ có những cảm nhận riêng để nhớ về những cung đường khám phá giữa “lá phổi xanh của thủ đô” – Vườn quốc gia Ba Vì.
Theo Afamily.vn
Du lịch, GO!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)