(BAVN) - Ngay trong lòng Tp. Hồ Chính Minh có một phiên chợ Nga luôn tấp nập du khách trong và ngoài nước tới thưởng lãm và mua sắm. Nhiều năm nay, chợ đã trở thành trung tâm giao thương hàng hóa lớn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Liên Bang Nga, đồng thời cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa, tìm hiểu lối sống, phong tục giữa công dân Việt Nam với công dân các nước trong khu vực và trên thế giới.
< Cổng mang hình lâu đài được dựng trước một siêu thị mini ở chợ Nga mô phỏng nét kiến trúc đặc trưng của Nga.
Theo những tiểu thương trong chợ thì chợ Nga ở Tp. Hồ Chí Minh “ra đời” năm 1989 tại Công ty Bách hóa Tổng hợp (Bến Chương Dương, Quận 1), nơi chuyên kinh doanh và xuất khẩu những mặt hàng thời trang mùa đông, đồ thủ công mỹ nghệ sang Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. Năm 1991, do biến động chính trị tại Liên Xô nên khu chợ này tạm dừng hoạt động. Đến giữa năm 2009, Công ty Cổ phần Tống Linh Giang tái thành lập lại chợ Nga tại cao ốc Central Garden (328 Võ Văn Kiệt, phường Cô Giang, Q.1).
< Thời trang luôn là mặt hàng được buôn bán nhiều nhất tại chợ Nga.
Chợ Nga ngày nay có 3 tầng nhưng hoạt động mua bán chủ yếu diễn ra ở tầng triệt và tầng 1, tầng 2 dùng làm nơi đóng gói hàng hóa, thương phẩm. Hàng hóa ở chợ Nga rất phong phú nhưng mặt hàng chính tại đây vẫn là hàng thời trang chuyên dùng cho người dân xứ lạnh như: khăn choàng cổ, găng tay len, mũ len, áo lông vũ, áo bành-tô, áo khoác da rất dày và nặng...
< Các mặc hàng thời trang kinh doanh ở chợ Nga đa dạng và phong phú, giá cả cũng vừa túi tiền.
Các gian hàng tại chợ nằm san sát nhau, chỉ chừa một nối đi nhỏ vừa người để khách hàng di chuyển khi vào tham quan, mua sắm. Tầng 1 được nối với tầng triệt bởi thang máy, tại tầng này, chợ còn bán thêm đồ trang sức, túi sách da xuất khẩu, đồ gia dụng và vật dụng cá nhân.
< Du khách nước ngoài chọn mua giày tại một quầy hàng bán giày dép xuất khẩu ở chợ Nga.
Bà Nguyễn Thị Thủy, chủ quầy hàng quần áo Thủy Bepa cho biết: “Tôi kinh doanh mặt hàng quần áo xuất khẩu sang Nga và một số nước Đông Âu đã được 24 năm, ngày xưa bán ở Tiệm tạp hóa Đông Âu, Quận 1.
< Du khách Nga chiếm đến 50% lượng khách thường xuyên đến mua sắm ở chợ Nga.
Từ khi chợ Nga thành lập, tôi chuyển hẳn tới đây, việc kinh doanh thuận lợi hơn rất nhiều. Hiện tại đã có 2 cửa hàng “độc” nhất ở khu chợ Nga này vì chuyên bán các mẫu quần áo cỡ “big size” (cỡ khổng lồ) dành cho người nước ngoài. Buôn bán với người Nga rất thích, vì họ thân thiện và sòng phẳng...”
Đi sâu về phía bên trái là một nhà hàng Nga, nơi chuyên phục vụ du khách và người mua sắm các món ăn đặc trưng Nga - Việt, thuận tiện cho mọi thực khách khi tới đây. Nằm cạnh đó là một siêu thị mini chuyên bán thực phẩm và đồ chơi đặc trưng của Nga. Dulichgo
< Một số mặt hàng chống rét đặc trưng được buôn bán tại chợ Nga.
Chị Nguyễn Thị Khánh Vân (31 tuổi), chủ siêu thị cho biết, từ một cơ duyên tình cờ, chị nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng thực phẩm bản địa của người Nga tại Việt Nam và của các du khách nước ngoài, người dân Việt thích ăn đồ Nga nên đã nảy ra ý tưởng nhập khẩu thực phẩm đặc trưng Nga về Việt Nam bán như; hạt kiều mạch, mỡ muối, trứng cá muối, trứng cá đen, pate gan ngỗng, bánh mì đen, xúc xích... Ngoài ra, siêu thị của chị còn bán các loại búp bê Matrioska, đây cũng là một trong những vật phẩm tiêu biểu và tượng trưng của xứ sở Bạch Dương...
< Chợ Nga đang dần trở thành Trung tâm thương mại chuyên về quần áo xứ lạnh của người dân Việt, Nga và du khách quốc tế.
Ông Nikolai Zhevolz, người Nga, sinh sống tại Tp. Hồ Chí Minh cho hay: ”Tôi thường đến chợ Nga vào những ngày cuối tuần để mua thức ăn của quê hương và sắm một số đồ dùng cần thiết như quần áo, giày, dép, mũ hay ba-lô...
< Một số đồ lưu niệm đặc trưng của Nga được bày bán tại siêu thị mini bên trong chợ Nga.
Với tôi, chợ Nga là một địa điểm lí thú, bởi khi tới đây, tôi có cơ hội được gặp gỡ bạn bè hoặc những người đồng hương để trò chuyện, tán gẫu. Không gian và những mặt hàng nơi đây rất quen thuộc khiến tôi đỡ nhớ nhà hơn rất nhiều. Hơn nữa, tại đây tôi còn được tiếp xúc với những người bán hàng Việt Nam rất thân thiện và vui tính...”.
< Một loại thực phẩm đặc trưng của Nga tại siêu thị mini trong chợ Nga.
Ông Vũ Ánh Dương, Trưởng Ban quản lý chợ Nga cho biết: ”Sau sự kiện Hoa hậu thế giới 2008 Ksenia Sukhinova đến tham quan chợ Nga tại Tp. Hồ Chí Minh (5/2009), nhiều người nước ngoài biết đến chợ Nga hơn. Điều này tạo tiền đề cho sự phát triển của chợ Nga từ 80 gian hàng lên đến 200 như ngày nay, trở thành nơi tham quan, mua sắm quen thuộc đối với đa số du khách Nga, Hungary, Bungary, Cộng hòa Séc, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... mỗi khi đến Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
< Một số thực phẩm Nga khác được bày bán tại siêu thị mini trong chợ Nha, trong đó có hạt kiều mạch...
Trong đó, khách Nga chiếm đến 50%, bao gồm du khách và công dân Nga sinh sống, làm việc lâu năm tại Tp. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu, còn lại là khách Việt và du khách quốc tế khác".
< Các loại búp bê Matrioska, một trong những vật phẩm tiêu biểu và tượng trưng của xứ sở Bạch Dương được bày bán rất nhiều tại siêu thị mini trong chợ Nga.
Hiện tại, Công ty Cổ phần Du lịch Sông Tiền (Tp. Mỹ Tho,Tiền Giang) đã mở tour du lịch đưa du khách tới tham quan và mua sắm tại chợ Nga, điều này cho thấy nơi đây có tiềm năng để mở rộng, phát triển các dịch vụ du lịch, là cơ hội để quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè năm châu, góp phần vào tiến trình Hội nhập kinh tế Việt Nam với trường quốc tế.
Theo Đỗ Văn - Nguyễn Luân (Vietnam.Vnanet.vn)
Du lịch, GO!
Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014
Đèo Triệu Hải say lòng dân phượt
Nguyên văn từ Vnexpress là 'Đèo Triệu Hải, cung đường mới làm say lòng dân phượt'. Tuy nhiên, đây thực ra không phải là mới vì có nhiều nhóm phượt hồi năm 2012 đã xuất phát từ Đạ Tẻh đi Tôn K’long (Đạ Pal), qua thủy điện ĐaM'bri... và đích đến là Bảo Lộc. Một trong những chuyến đi đó Điền Gia Dũng mình tóm gọn tại bài 'Đường lên Tôn K’long'.
< Hồ Tâm Châu.
Vậy nhưng đây vẫn là cung đường ít người biết vì chả mấy ai nhắm đến do khó khăn và nhiều hiểm trở. Chính vì vậy nên cung đường này vẫn là chốn đi tuyệt vời và mình xin tổng hợp lại để bạn nào thích thì tham khảo trước khi lên đường. Tôn K’long vẫn còn khó khăn lắm, vậy nên nếu nhóm bạn chinh phục cung đường này xin hãy cố gắng thu xếp một ít quà cho trẻ em tại đây nhé: áo ấm, áo mưa, tập vở, quà bánh... sẽ giúp các bé vui và chính bạn cũng vui lây.
Cung đường đèo Triệu Hải cắt phía Đông phần tiếp giáp rừng Nam Cát Tiên từ Đạ Tẻh lên khu vực thác Dambri, Bảo Lâm, Lâm Đồng. Đây là hành trình đầy khắc nghiệt và thú vị mà dân phượt đã và đang say mê thử thách.
Có hai cách để bạn chinh phục cung đường Triệu Hải. Cách đầu tiên là từ Đạ Tẻh, theo con đường nhựa phẳng phiu hướng thẳng về phía Đông, vượt qua khu vực thác Triệu Hải, vượt khu vực dân cư thuộc xã Đạ Pal, qua các rẫy và đôi cây cầu nhỏ thì bắt đầu vào cung đường nền đất xuyên rừng đi Tôn K’long.
Tôn K’long thuộc xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Chỉ cách trung tâm thị trấn Đạ Tẻh 18km nhưng ta phải mất trên dưới 2 tiếng đồng hồ đi xe máy mới lên được nơi cư trú của đồng bào.
Rồi sau đó rời Tôn K’long, theo đường mòn xuyên rừng hướng về ĐạmB'ri sau khi vượt nông trường trà Tâm Châu. Trong mùa mưa, đường từ ĐạPal qua Tôn K'Long hướng về ĐạmB'ri là con đường kinh dị với nhiều dốc đứng, đường trơn và nhiều hố bùn nhão - có địa điểm phải qua ngầm sẽ là mối nguy hiểm thật sự và chỉ dành cho những nhóm off-road có kinh nghiệm luồn rừng (Dulichgo).
Cách dễ hơn (xem ảnh) là từ trung tâm thành phố Bảo Lộc rẽ đường đi thác Dambri, đến ngã ba đi hồ Tâm Châu thì rẽ trái. Từ đây có bảng hướng dẫn đi vào đập thủy điện Dambri.
Từ đồi chè Tâm Châu trở đi đường bắt đầu nhỏ và xấu với nhiều đá hộc lớn. Cung đường này được mở ra nhằm phục vụ cho việc xây dựng đập thủy điện nên sau khi đập hoàn thành đã bị bỏ hoang.
Uốn lượn theo bên dưới là hồ thủy điện với màu xanh kỳ lạ và độc đáo. Màu xanh này được suy đoán được tạo bởi cao lanh, các khoáng chất trong đất đá hòa vào nước hồ dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời.
Hồ nằm sâu bên dưới và được che chắn bởi các ngọn đồi cao xung quanh, gió không lọt xuống nên mặt nước hồ phẳng lặng như gương soi. Dân phượt đặt cho hồ một cái tên vui là: “Lục kính hồ” (hồ gương xanh).
Từ hồ đi tiếp hướng về Đạ Tẻh, mọi người sẽ bắt gặp một bãi đá khổng lổ nằm bên trái, được thiên nhiên tạo hình hết sức kỳ vỹ.
Đây là bãi đá vôi hình thành từ nhiều triệu năm trước, theo thời gian bị nước mưa xói mòn tách ra xuất hiện nhiều khe vực sâu.
Từ đây trở đi, 'đường' bắt đâu nhỏ hẹp nhưng khung cảnh cũng nên thơ và hoang liêu hơn rất nhiều. Những hàng lau cao vút quá đầu người cứ vây quanh uốn lượn theo các cung đường càng làm tăng sự hưng phấn và ý chí tuổi trẻ.
Nhưng niềm vui thưởng thức không kéo dài lâu, đường bắt đầu ngập trong sình lầy. Và những con suối với bờ dốc lên cao khiến nhiều đoạn phải khiêng xe để vượt qua.
Tay lái lúc nào cũng phải gồng cứng, tâm lý căng như dây đàn để chắc chắn không có sai sót. Sự cố có thể đến bất cứ khi nào trên đường nhưng đi phượt theo nhóm sẽ được mọi người hỗ trợ nhiệt tình để cùng nhau tiếp tục hành trình.
Càng về sau cung đường càng khó, dốc càng cao bánh xe lọt thỏm xuống những khe hẹp do bùn đóng khô tạo thành. Hết bùn khô lại đến sình dày đặc, xe ngập trong sình không thể nào chạy được, mọi người phải cùng nhau khiêng từng chiếc một.
Đối với các thành viên là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm đi phượt cũng như chinh phục các cung đường hiểm trở, thế nhưng chuyện trượt bánh té vẫn xảy ra thường xuyên.
Sau hơn 3 giờ rưỡi vượt qua đoạn đường chỉ chừng 40 km dường như đã lấy hết sức lực của đoàn phượt.
Sau những phút giây mệt mỏi trên con đường chinh phục, Triệu Hải cũng ban tặng món quà thú vị cho những kẻ lữ hành. Chính là cảm giác được khám phá và vẫy vùng trong làn nước mát của thác Xuân Đài cách đó không xa.
Hành trình chinh phục cung đường đèo Triệu Hải thật sự là một trải nghiệm thú vị để bạn học hỏi nhiều kỹ năng như giải quyết khó khăn, xử lý sự cố và hơn cả là tìm ra các giá trị tiềm ẩn trong chính bản thân mình cũng như tận hưởng thành công.
Theo Quỷ Cốc Tử (Vnexpress)
Du lịch, GO!
Tôn K’Long được thành lập vào năm 2000 theo dự án giãn dân của UBND tỉnh Lâm Đồng. 284 hộ đồng bào gốc địa phương (K’Ho) ở các xã và thị trấn Đạ Tẻh thuộc huyện Đạ Tẻh được đưa lên Tôn K’Long để định canh định cư nhưng do khó khăn và trắc trở về đường xá nên số dân giảm dần. Tôn K’Long được chia thành hai thôn là Tôn K’Long A và Tôn K’ Long B. Để leo lên được những đoạn đường dốc, các vũng sình lầy bánh xe phải mặc áo xích, người lái xe phải có tay lái cừ.
Do đường sá đi lại có nhiều bất cập nên sản lượng nông sản do bà con làm ra như cà phê, chè, điều… thường bị các thương lái ép giá. Thầy giáo lên dạy chữ cho con em đồng bào cũng chẳng mặn mà với vùng đất mới. Năm 2011, UBND huyện và UBND xã Đạ Pal đã đầu tư gần 1 tỷ đồng để đổ đá, sửa lại đường cho bà con. Tuy nhiên, do chất đất đỏ bazan vừa mềm vừa dẻo lại dính cộng thêm các xe chở gỗ ra vào thường xuyên nên con đường vẫn còn lầy. Đường lên Tôn K’ Long là đường liên xã, kế hoạch về mở rộng con đường, làm lại đường mới cho bà con đã được đề xuất lên cấp trên nhưng vẫn chưa được triển khai vì còn chậm về nguồn vốn nên đành phải chờ (Dulichgo)...
< Hồ Tâm Châu.
Vậy nhưng đây vẫn là cung đường ít người biết vì chả mấy ai nhắm đến do khó khăn và nhiều hiểm trở. Chính vì vậy nên cung đường này vẫn là chốn đi tuyệt vời và mình xin tổng hợp lại để bạn nào thích thì tham khảo trước khi lên đường. Tôn K’long vẫn còn khó khăn lắm, vậy nên nếu nhóm bạn chinh phục cung đường này xin hãy cố gắng thu xếp một ít quà cho trẻ em tại đây nhé: áo ấm, áo mưa, tập vở, quà bánh... sẽ giúp các bé vui và chính bạn cũng vui lây.
Cung đường đèo Triệu Hải cắt phía Đông phần tiếp giáp rừng Nam Cát Tiên từ Đạ Tẻh lên khu vực thác Dambri, Bảo Lâm, Lâm Đồng. Đây là hành trình đầy khắc nghiệt và thú vị mà dân phượt đã và đang say mê thử thách.
Có hai cách để bạn chinh phục cung đường Triệu Hải. Cách đầu tiên là từ Đạ Tẻh, theo con đường nhựa phẳng phiu hướng thẳng về phía Đông, vượt qua khu vực thác Triệu Hải, vượt khu vực dân cư thuộc xã Đạ Pal, qua các rẫy và đôi cây cầu nhỏ thì bắt đầu vào cung đường nền đất xuyên rừng đi Tôn K’long.
Tôn K’long thuộc xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Chỉ cách trung tâm thị trấn Đạ Tẻh 18km nhưng ta phải mất trên dưới 2 tiếng đồng hồ đi xe máy mới lên được nơi cư trú của đồng bào.
Rồi sau đó rời Tôn K’long, theo đường mòn xuyên rừng hướng về ĐạmB'ri sau khi vượt nông trường trà Tâm Châu. Trong mùa mưa, đường từ ĐạPal qua Tôn K'Long hướng về ĐạmB'ri là con đường kinh dị với nhiều dốc đứng, đường trơn và nhiều hố bùn nhão - có địa điểm phải qua ngầm sẽ là mối nguy hiểm thật sự và chỉ dành cho những nhóm off-road có kinh nghiệm luồn rừng (Dulichgo).
Cách dễ hơn (xem ảnh) là từ trung tâm thành phố Bảo Lộc rẽ đường đi thác Dambri, đến ngã ba đi hồ Tâm Châu thì rẽ trái. Từ đây có bảng hướng dẫn đi vào đập thủy điện Dambri.
Từ đồi chè Tâm Châu trở đi đường bắt đầu nhỏ và xấu với nhiều đá hộc lớn. Cung đường này được mở ra nhằm phục vụ cho việc xây dựng đập thủy điện nên sau khi đập hoàn thành đã bị bỏ hoang.
Uốn lượn theo bên dưới là hồ thủy điện với màu xanh kỳ lạ và độc đáo. Màu xanh này được suy đoán được tạo bởi cao lanh, các khoáng chất trong đất đá hòa vào nước hồ dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời.
Hồ nằm sâu bên dưới và được che chắn bởi các ngọn đồi cao xung quanh, gió không lọt xuống nên mặt nước hồ phẳng lặng như gương soi. Dân phượt đặt cho hồ một cái tên vui là: “Lục kính hồ” (hồ gương xanh).
Từ hồ đi tiếp hướng về Đạ Tẻh, mọi người sẽ bắt gặp một bãi đá khổng lổ nằm bên trái, được thiên nhiên tạo hình hết sức kỳ vỹ.
Đây là bãi đá vôi hình thành từ nhiều triệu năm trước, theo thời gian bị nước mưa xói mòn tách ra xuất hiện nhiều khe vực sâu.
Từ đây trở đi, 'đường' bắt đâu nhỏ hẹp nhưng khung cảnh cũng nên thơ và hoang liêu hơn rất nhiều. Những hàng lau cao vút quá đầu người cứ vây quanh uốn lượn theo các cung đường càng làm tăng sự hưng phấn và ý chí tuổi trẻ.
Nhưng niềm vui thưởng thức không kéo dài lâu, đường bắt đầu ngập trong sình lầy. Và những con suối với bờ dốc lên cao khiến nhiều đoạn phải khiêng xe để vượt qua.
Tay lái lúc nào cũng phải gồng cứng, tâm lý căng như dây đàn để chắc chắn không có sai sót. Sự cố có thể đến bất cứ khi nào trên đường nhưng đi phượt theo nhóm sẽ được mọi người hỗ trợ nhiệt tình để cùng nhau tiếp tục hành trình.
Càng về sau cung đường càng khó, dốc càng cao bánh xe lọt thỏm xuống những khe hẹp do bùn đóng khô tạo thành. Hết bùn khô lại đến sình dày đặc, xe ngập trong sình không thể nào chạy được, mọi người phải cùng nhau khiêng từng chiếc một.
Đối với các thành viên là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm đi phượt cũng như chinh phục các cung đường hiểm trở, thế nhưng chuyện trượt bánh té vẫn xảy ra thường xuyên.
Sau hơn 3 giờ rưỡi vượt qua đoạn đường chỉ chừng 40 km dường như đã lấy hết sức lực của đoàn phượt.
Sau những phút giây mệt mỏi trên con đường chinh phục, Triệu Hải cũng ban tặng món quà thú vị cho những kẻ lữ hành. Chính là cảm giác được khám phá và vẫy vùng trong làn nước mát của thác Xuân Đài cách đó không xa.
Hành trình chinh phục cung đường đèo Triệu Hải thật sự là một trải nghiệm thú vị để bạn học hỏi nhiều kỹ năng như giải quyết khó khăn, xử lý sự cố và hơn cả là tìm ra các giá trị tiềm ẩn trong chính bản thân mình cũng như tận hưởng thành công.
Theo Quỷ Cốc Tử (Vnexpress)
Du lịch, GO!
Tôn K’Long được thành lập vào năm 2000 theo dự án giãn dân của UBND tỉnh Lâm Đồng. 284 hộ đồng bào gốc địa phương (K’Ho) ở các xã và thị trấn Đạ Tẻh thuộc huyện Đạ Tẻh được đưa lên Tôn K’Long để định canh định cư nhưng do khó khăn và trắc trở về đường xá nên số dân giảm dần. Tôn K’Long được chia thành hai thôn là Tôn K’Long A và Tôn K’ Long B. Để leo lên được những đoạn đường dốc, các vũng sình lầy bánh xe phải mặc áo xích, người lái xe phải có tay lái cừ.
Do đường sá đi lại có nhiều bất cập nên sản lượng nông sản do bà con làm ra như cà phê, chè, điều… thường bị các thương lái ép giá. Thầy giáo lên dạy chữ cho con em đồng bào cũng chẳng mặn mà với vùng đất mới. Năm 2011, UBND huyện và UBND xã Đạ Pal đã đầu tư gần 1 tỷ đồng để đổ đá, sửa lại đường cho bà con. Tuy nhiên, do chất đất đỏ bazan vừa mềm vừa dẻo lại dính cộng thêm các xe chở gỗ ra vào thường xuyên nên con đường vẫn còn lầy. Đường lên Tôn K’ Long là đường liên xã, kế hoạch về mở rộng con đường, làm lại đường mới cho bà con đã được đề xuất lên cấp trên nhưng vẫn chưa được triển khai vì còn chậm về nguồn vốn nên đành phải chờ (Dulichgo)...
An Giang ba mùa thốt nốt
(ANTĐ) - Ai đến An Giang, đi dọc con đường nối các huyện Châu Đốc, Tri Tôn, Tịnh Biên sẽ ấn tượng mãi với hàng hàng lớp lớp cây thốt nốt được trồng xen với những cánh đồng. Mùa nước nổi, đồng ngập mênh mông, còn mùa cạn, những cánh đồng ấy là nơi người dân chăn thả gia súc, dê, bò nhưng những hàng thốt nốt vẫn nghiêng soi, tạo nên cảnh sắc thiên nhiên vô cùng hấp dẫn.
Thốt nốt ở An Giang không đơn thuần là một loại cây tạo nên đặc sản đã trở thành thương hiệu của vùng Bảy Núi. Người Khmer ở An Giang coi cây thốt nốt như một biểu tượng mang “hồn cốt” con người ở vùng đất huyền bí và tươi đẹp này.
< Trèo cây thốt nốt để lấy nước là công việc khá gian nan.
Cây thốt nốt cho cuộc sống con người nhiều sản vật. Từ nước thốt nốt dùng để cô thành một loại đường thơm ngon đặc biệt, vô cùng thích hợp với các món chè, bánh vùng Nam bộ. Nước thốt nốt tươi cũng được dùng như một loại nước giải khát hấp dẫn và chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Quả thốt nốt kết thành từng chùm, to tròn cỡ quả dừa xiêm, vỏ màu tím sậm.
Ruột thốt nốt có những ngăn múi (khoảng 4-5 múi), được phủ bên ngoài một lớp vỏ lụa mỏng, bên trong có cùi dày màu trắng, mềm dẻo giống như cùi dừa nước, nhưng thơm ngon hơn, có vị ngọt, bùi hấp dẫn hơn. Dulichgo
< Nấu đường thốt nốt ở H.Tịnh Biên.
Đây là thức uống giải nhiệt ngày hè đặc biệt chỉ có ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Chỉ cần cho cùi thốt nốt vào ly, thêm một thìa đường và vài viên đá là ta có thể thưởng thức ngay hương vị đặc trưng của loại trái cây độc đáo khó quên này. Từ đường, nước thốt nốt, người miền Tây còn sáng tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn như chè đậu, bánh gói, bánh bò… là những đặc sản không thể nào quên đối với du khách khi đến miền Tây, An Giang và vùng đất Bảy Núi nơi cực Nam Tổ quốc.
< Đường thốt nốt được đổ thành tán cân cho thương lái.
Vào mùa nước nổi, từng hàng thốt nốt soi bóng xuống cánh đồng ngập lũ lóng lánh đầy màu sắc mà những tay máy dù không chuyên cũng có thể chớp được những khoảnh khắc để đời. Mùa lúa, trên tấm thảm vàng mênh mông, những hàng cây thốt nốt nghiêng soi như những cánh tay của thiên nhiên ngả dài ôm lấy cánh đồng bất tận. Mùa thu hoạch nước thốt nốt thường vào tháng tư, những người đi thu nước thốt nốt như những nghệ sỹ xiếc leo trèo trên thân thốt nốt thẳng và trơn tuột.
Buổi sáng, họ chỉ cần một sợi dây thừng ngắn vắt vòng qua thân cây để trèo lên ngọn, treo những xô nhỏ trước ngọn vừa cắt để lấy nước và lại trèo lên thu những xô nước thốt nốt đầy khi đã xế chiều.
Những buổi bình minh rực đỏ hay khi chiều tà tím thẫm trên đồng thốt nốt, đứng trên bờ ruộng, nhìn những “nghệ sỹ” nông dân leo trèo thoăn thoắt trên cây thốt nốt, bóng người, bóng cây như hòa với bóng trời in xuống tấm thảm thiên nhiên vô cùng tươi đẹp.
Đã từng có nhiều du khách ngỡ ngàng trước cảnh sắc thiên nhiên ấy mà mải mê ngắm mãi vẫn chưa thỏa, để rồi khi chiều muộn lại giật mình thầm tiếc đã không lưu giữ lại một tấm hình.
Theo Vũ Thanh (An Ninh Thủ Đô)
Du lịch, GO!
Thốt nốt ở An Giang không đơn thuần là một loại cây tạo nên đặc sản đã trở thành thương hiệu của vùng Bảy Núi. Người Khmer ở An Giang coi cây thốt nốt như một biểu tượng mang “hồn cốt” con người ở vùng đất huyền bí và tươi đẹp này.
< Trèo cây thốt nốt để lấy nước là công việc khá gian nan.
Cây thốt nốt cho cuộc sống con người nhiều sản vật. Từ nước thốt nốt dùng để cô thành một loại đường thơm ngon đặc biệt, vô cùng thích hợp với các món chè, bánh vùng Nam bộ. Nước thốt nốt tươi cũng được dùng như một loại nước giải khát hấp dẫn và chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Quả thốt nốt kết thành từng chùm, to tròn cỡ quả dừa xiêm, vỏ màu tím sậm.
Ruột thốt nốt có những ngăn múi (khoảng 4-5 múi), được phủ bên ngoài một lớp vỏ lụa mỏng, bên trong có cùi dày màu trắng, mềm dẻo giống như cùi dừa nước, nhưng thơm ngon hơn, có vị ngọt, bùi hấp dẫn hơn. Dulichgo
< Nấu đường thốt nốt ở H.Tịnh Biên.
Đây là thức uống giải nhiệt ngày hè đặc biệt chỉ có ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Chỉ cần cho cùi thốt nốt vào ly, thêm một thìa đường và vài viên đá là ta có thể thưởng thức ngay hương vị đặc trưng của loại trái cây độc đáo khó quên này. Từ đường, nước thốt nốt, người miền Tây còn sáng tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn như chè đậu, bánh gói, bánh bò… là những đặc sản không thể nào quên đối với du khách khi đến miền Tây, An Giang và vùng đất Bảy Núi nơi cực Nam Tổ quốc.
< Đường thốt nốt được đổ thành tán cân cho thương lái.
Vào mùa nước nổi, từng hàng thốt nốt soi bóng xuống cánh đồng ngập lũ lóng lánh đầy màu sắc mà những tay máy dù không chuyên cũng có thể chớp được những khoảnh khắc để đời. Mùa lúa, trên tấm thảm vàng mênh mông, những hàng cây thốt nốt nghiêng soi như những cánh tay của thiên nhiên ngả dài ôm lấy cánh đồng bất tận. Mùa thu hoạch nước thốt nốt thường vào tháng tư, những người đi thu nước thốt nốt như những nghệ sỹ xiếc leo trèo trên thân thốt nốt thẳng và trơn tuột.
Buổi sáng, họ chỉ cần một sợi dây thừng ngắn vắt vòng qua thân cây để trèo lên ngọn, treo những xô nhỏ trước ngọn vừa cắt để lấy nước và lại trèo lên thu những xô nước thốt nốt đầy khi đã xế chiều.
Những buổi bình minh rực đỏ hay khi chiều tà tím thẫm trên đồng thốt nốt, đứng trên bờ ruộng, nhìn những “nghệ sỹ” nông dân leo trèo thoăn thoắt trên cây thốt nốt, bóng người, bóng cây như hòa với bóng trời in xuống tấm thảm thiên nhiên vô cùng tươi đẹp.
Đã từng có nhiều du khách ngỡ ngàng trước cảnh sắc thiên nhiên ấy mà mải mê ngắm mãi vẫn chưa thỏa, để rồi khi chiều muộn lại giật mình thầm tiếc đã không lưu giữ lại một tấm hình.
Theo Vũ Thanh (An Ninh Thủ Đô)
Du lịch, GO!
Bí ẩn người Brâu
(TNO) - Bao nhiêu lần chuyển làng, sống hoang dã nơi rừng sâu nước độc, cuối cùng tộc người Brâu về định cư ở cửa khẩu Bờ Y tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y, H.Ngọc Hồi, cách TP.Kon Tum gần 100 km. Dù đi đâu, về đâu thì những phong tục độc đáo và các báu vật bí ẩn của tộc người mình luôn được họ giữ gìn.
Bóng ma ở làng Đắk Mế
Vượt gần 100 km, chúng tôi tìm đến làng người Brâu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y. Trưởng làng Thao Lợi cười cười bảo: “Người mình không phải gốc gác ở đây đâu, mà tận bên Campuchia, bên Lào dời sang đấy”. Tôi hỏi vì sao phải vất vả đến tận đất này, Thao Lợi tư lự một hồi rồi kể bằng giọng trầm buồn, rằng tộc người Brâu vốn ở biên giới sát Campuchia, Lào và VN, từng phải dời làng đến 11 lần mới về định cư ở Đắk Mế bây giờ. Lý do các lần dời làng, một phần do đất ở quá khắc nghiệt, chiến tranh, một phần do bệnh tật ốm đau mà người Brâu cho rằng có “bóng ma” gây ra.
Theo lời kể của Thao Lợi, đến đời ông thì không có chuyện “bóng ma”, nhưng trước đó người Brâu rất sợ bóng ma ấy. Cả làng đang làm ăn, sống hòa thuận bên nhau, đột nhiên có những buổi khi rừng kéo bóng đêm về làng là bóng ma trắng ấy lại xuất hiện, đi từ cổng chính vào làng, ghé hết nhà này đến nhà nọ. Không ai nhìn rõ hình hài con ma ấy thế nào, chỉ thấy sau khi bóng ma xuất hiện thì cách vài ngày làng lại có người chết, không rõ nguyên nhân. “Người già trong làng tìm cách chữa chạy, cúng Yàng nhưng không bớt. Thế là phải tìm đất mới dời làng thôi”, Thao Lợi nói. Cứ thế, làng dời đi hết đồi này đến rừng nọ với cuộc sống du canh, du cư khắc khoải và đầy trắc trở.
Người Brâu xưa dựng làng theo kiểu “trong vuông ngoài tròn”. Nghĩa là, bên ngoài làng là vòng tròn có chông gài xung quanh để chống thú dữ; bên trong là nhà các hộ dân xoay xung quanh nhà rông. Nhà rông cũng làm theo kiểu ở giữa là nhà rông “mẹ”, hai bên nhà rông “con”; trong đó, nhà “mẹ” là nơi các chức sắc làng, già làng sinh hoạt, bàn việc làng, hai nhà “con” là để các hộ trong làng sinh hoạt, dệt áo quần. “Hiện nay, nhà rông của người Brâu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y cũng xây dựng theo mô hình này”.
Thao Lợi kể, trong 11 lần dời làng thì có ba lần do lửa thiêu rụi cả làng. Gần đây nhất, tộc người Brâu về sống ở suối Đắk Mế (nhánh nhỏ của suối Bờ Y), cách làng Đắk Mế bây giờ khoảng một buổi đường đi xe máy. Năm 1991, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi 14/22 nóc nhà. Thế là tộc người Brâu vơi dần đi.
Giai đoạn 1991-1993, dù chưa có ai thống kê đầy đủ nhưng người Brâu khủng hoảng nhất về dân số (theo Hôn nhân và gia đình của người Brâu của Bùi Ngọc Quang, xuất bản 2004) và chính quyền đã đưa người Brâu thoát khỏi rừng, làm nhà cho ở. Đến năm 2004, tộc người Brâu tăng dân số lên 319 người và đến nay là 113 hộ/gần 400 khẩu, vẫn thuộc diện dân số ít nhất của các dân tộc thiểu số trên lãnh thổ VN.
Sơn nữ... 120 tuổi ?
Chuyện bóng ma, chuyện dời làng đã lạ, nhưng theo Thao Lợi, bây giờ tộc người Brâu vẫn còn nhiều tục ngày xưa sót lại còn… lạ hơn. Chiều hôm ấy, ông đưa chúng tôi đi thăm một “nàng sơn nữ có một không hai ở xứ này”. Ngỡ là sơn nữ ấy rất đẹp, nào ngờ Thao Lợi đưa vào một ngôi nhà tồi tàn. Trong nhà, một cụ bà tóc trắng bạc phơ, mặt vẽ đủ sắc chàm xanh.
Thao Lợi giải thích: “Ấy là Nàng Bu, 120 tuổi”. Hỏi cách tính tuổi Nàng Bu, Thao Lợi bảo người Brâu tính thế, còn trên giấy tờ Nàng Bu sinh năm 1901, tức năm nay đã 112 tuổi. Qua câu chuyện của Thao Lợi, hóa ra họ của người Brâu không phải “Thao” mà trước đó, đàn ông mang họ “Đao” còn phụ nữ là “Nàng”. Vì thế, khi nghe “nàng”, tôi cứ ngỡ… Nàng Bu còn trẻ lắm.
Dù tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng Nàng Bu rất tỉnh táo, nói chuyện với khách qua Thao Lợi phiên dịch. Thao Lợi chỉ cho chúng tôi hai khuyên tai có lỗ tai to lớn của Nàng Bu, có thể đưa được cả một cái cốc to bằng cổ tay người lớn vào. “Là do Nàng Bu căng tai bằng ngà voi năm 18 tuổi, trước khi về nhà chồng.
Với người Brâu, có bốn tục: căng tai, vẽ mặt, cà răng và đeo còng ở chân, tay. Tất cả bốn tục này, người nghèo không được làm, nhưng Nàng Bu thì đủ cả. Chỉ những người phụ nữ nhà quyền quý, giàu sang mới căng tai, nhưng căng tai bằng ngà voi thì chỉ có người tột bực cao sang mới có”, Thao Lợi giải thích.
Anh Hoàng Lê Quyền, cán bộ Phòng Văn hóa - thông tin huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, cho hay ở làng Đắk Mế, căng tai như Nàng Bu hiện còn 3-4 cụ bà nữa, nhưng Nàng Bu thuộc diện đẹp nhất. “Thế ngà voi căng tai của Nàng Bu đâu rồi?”, tôi hỏi. Anh Quyền bảo hồi trước có người vào gạ bằng con trâu đực (tương đương 40 triệu đồng) nên Nàng Bu đổi. Cũng theo anh Quyền, người Brâu còn có tục cà răng từ 4 đến 16 tuổi. Thế nhưng không phải ai cũng biết cà răng, mà trong làng có hẳn một “đội quân” chuyên làm việc này. Những khi cà răng, máu chảy lênh láng, nhưng người Brâu luôn có thuốc sát trùng nên răng bị cà không bị hư hỏng, nhiễm trùng.
“Có điều, do từ năm 2004-2005 đến giờ, tục cà răng không còn nữa nên thuốc bí truyền đó đã không còn mấy người biết đến”, Quyền nói. Còn nghệ nhân Thao La thì cho rằng, thuốc đó chính là lá trầu rừng chứ không có gì lạ. Mỗi lần cà răng, xát trầu này vào, sau đó răng không bị hư mà còn đen luôn từ đó.
Bí ẩn chiêng Tha
11 lần dời làng, rồi lửa thiêu, bệnh tật chết chóc, người làng Brâu kẻ thì bỏ đi, người về xứ cũ, cái rựa mất đi, cái nhà không tìm lại, vậy mà biết bao nhiêu đời nay người Brâu đi đâu cũng giữ bên mình một báu vật: bộ chiêng Tha độc đáo, bí ẩn cổ nhất vùng Trường Sơn - Tây nguyên. Mời chúng tôi về nhà, nghệ nhân Thao La giới thiệu: chiêng Tha sản xuất tận bên Lào là linh hồn của người Brâu. Nó được pha trộn vàng, bạc, đồng đen, đồng thau, chì nên vốn đã quý rồi.
“Mình có bộ chiêng Tha trị giá 30 triệu đồng, cách đây 10 năm đã tặng cho Bảo tàng tỉnh Kon Tum. Còn chú mình cũng tặng một bộ chiêng trị giá 60 triệu đồng”, Thao La nói. Thế nhưng, hai bộ chiêng Tha kể trên chưa thấm vào đâu so với bộ chiêng Tha đắt nhất của làng Đắk Mế bây giờ là của bà Y Cooc: tương đương 30 con trâu. Ngoài ra, còn chiêng của Y Ương, A Băm cũng không kém giá trị bao nhiêu.
Ngỏ ý muốn xem bộ chiêng Tha, Thao La ngăn ngay: “Không được, muốn mang ra phải làm lễ hiến tế”, và giải thích: “Chiêng này mỗi lần đánh lên vang xa 9-10 km, gõ một tiếng sẽ vang vọng 3-4 tiếng với nhiều cung bậc thánh thót, trong trẻo nhưng chỉ dùng trong các lễ hội, đám cưới, đám tang. Đặc biệt, trong mỗi nhà chỉ có chủ gia đình mới biết chiêng Tha cất giữ ở đâu.
Trước khi đưa chiêng ra đánh, dù dùng chung cho cả làng hay gói gọn một gia đình, thì nghi lễ đầu tiên là phải cúng hiến tế mời Tha “nói”. Nếu không cúng sẽ bị bắt tội, ai đánh chiêng này sẽ nổi ung nhọt, máu mũi máu miệng chảy ra.
Như thằng Thao Ương làng này, bộ chiêng nó bắt tội chủ nhà nhiều nhất, khi nó đánh chiêng thì chảy máu mũi, sau còn nổi mụn nhọt nữa…”. Lời Thao La khó kiểm chứng thực hay hư, nhưng có một điều rất thực: người Brâu sùng kính chiêng Tha như tổ tiên vậy. Dulichgo
Theo anh Trần Lâm, cán bộ Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum, người Brâu hiện còn khoảng 10 bộ chiêng Tha. Theo đó, mỗi bộ có hai chiếc: chiêng trống (Jơliêng) và chiêng mái (Chuar). Khi tấu, hai chiêng này treo theo hướng úp vào nhau, cách mặt đất từ 15-20 cm. “Trước đây, bộ chiêng này không được mang ra ngoài. Sau tuyên truyền vận động nhiều nên các già làng mới cho mang chiêng Tha ra biểu diễn ở các lễ hội văn hóa dân gian của tỉnh và cả nước. Sau khi biểu diễn về, người Brâu lại giữ kỹ như trước, không ai được đụng đến nếu chưa làm lễ hiến tế”, anh Trần Lâm nói.
Theo Phạm Anh (báo Thanh Niên)
Du lịch, GO!
Bóng ma ở làng Đắk Mế
Vượt gần 100 km, chúng tôi tìm đến làng người Brâu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y. Trưởng làng Thao Lợi cười cười bảo: “Người mình không phải gốc gác ở đây đâu, mà tận bên Campuchia, bên Lào dời sang đấy”. Tôi hỏi vì sao phải vất vả đến tận đất này, Thao Lợi tư lự một hồi rồi kể bằng giọng trầm buồn, rằng tộc người Brâu vốn ở biên giới sát Campuchia, Lào và VN, từng phải dời làng đến 11 lần mới về định cư ở Đắk Mế bây giờ. Lý do các lần dời làng, một phần do đất ở quá khắc nghiệt, chiến tranh, một phần do bệnh tật ốm đau mà người Brâu cho rằng có “bóng ma” gây ra.
Theo lời kể của Thao Lợi, đến đời ông thì không có chuyện “bóng ma”, nhưng trước đó người Brâu rất sợ bóng ma ấy. Cả làng đang làm ăn, sống hòa thuận bên nhau, đột nhiên có những buổi khi rừng kéo bóng đêm về làng là bóng ma trắng ấy lại xuất hiện, đi từ cổng chính vào làng, ghé hết nhà này đến nhà nọ. Không ai nhìn rõ hình hài con ma ấy thế nào, chỉ thấy sau khi bóng ma xuất hiện thì cách vài ngày làng lại có người chết, không rõ nguyên nhân. “Người già trong làng tìm cách chữa chạy, cúng Yàng nhưng không bớt. Thế là phải tìm đất mới dời làng thôi”, Thao Lợi nói. Cứ thế, làng dời đi hết đồi này đến rừng nọ với cuộc sống du canh, du cư khắc khoải và đầy trắc trở.
Người Brâu xưa dựng làng theo kiểu “trong vuông ngoài tròn”. Nghĩa là, bên ngoài làng là vòng tròn có chông gài xung quanh để chống thú dữ; bên trong là nhà các hộ dân xoay xung quanh nhà rông. Nhà rông cũng làm theo kiểu ở giữa là nhà rông “mẹ”, hai bên nhà rông “con”; trong đó, nhà “mẹ” là nơi các chức sắc làng, già làng sinh hoạt, bàn việc làng, hai nhà “con” là để các hộ trong làng sinh hoạt, dệt áo quần. “Hiện nay, nhà rông của người Brâu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y cũng xây dựng theo mô hình này”.
Thao Lợi kể, trong 11 lần dời làng thì có ba lần do lửa thiêu rụi cả làng. Gần đây nhất, tộc người Brâu về sống ở suối Đắk Mế (nhánh nhỏ của suối Bờ Y), cách làng Đắk Mế bây giờ khoảng một buổi đường đi xe máy. Năm 1991, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi 14/22 nóc nhà. Thế là tộc người Brâu vơi dần đi.
Giai đoạn 1991-1993, dù chưa có ai thống kê đầy đủ nhưng người Brâu khủng hoảng nhất về dân số (theo Hôn nhân và gia đình của người Brâu của Bùi Ngọc Quang, xuất bản 2004) và chính quyền đã đưa người Brâu thoát khỏi rừng, làm nhà cho ở. Đến năm 2004, tộc người Brâu tăng dân số lên 319 người và đến nay là 113 hộ/gần 400 khẩu, vẫn thuộc diện dân số ít nhất của các dân tộc thiểu số trên lãnh thổ VN.
Sơn nữ... 120 tuổi ?
Chuyện bóng ma, chuyện dời làng đã lạ, nhưng theo Thao Lợi, bây giờ tộc người Brâu vẫn còn nhiều tục ngày xưa sót lại còn… lạ hơn. Chiều hôm ấy, ông đưa chúng tôi đi thăm một “nàng sơn nữ có một không hai ở xứ này”. Ngỡ là sơn nữ ấy rất đẹp, nào ngờ Thao Lợi đưa vào một ngôi nhà tồi tàn. Trong nhà, một cụ bà tóc trắng bạc phơ, mặt vẽ đủ sắc chàm xanh.
Thao Lợi giải thích: “Ấy là Nàng Bu, 120 tuổi”. Hỏi cách tính tuổi Nàng Bu, Thao Lợi bảo người Brâu tính thế, còn trên giấy tờ Nàng Bu sinh năm 1901, tức năm nay đã 112 tuổi. Qua câu chuyện của Thao Lợi, hóa ra họ của người Brâu không phải “Thao” mà trước đó, đàn ông mang họ “Đao” còn phụ nữ là “Nàng”. Vì thế, khi nghe “nàng”, tôi cứ ngỡ… Nàng Bu còn trẻ lắm.
Dù tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng Nàng Bu rất tỉnh táo, nói chuyện với khách qua Thao Lợi phiên dịch. Thao Lợi chỉ cho chúng tôi hai khuyên tai có lỗ tai to lớn của Nàng Bu, có thể đưa được cả một cái cốc to bằng cổ tay người lớn vào. “Là do Nàng Bu căng tai bằng ngà voi năm 18 tuổi, trước khi về nhà chồng.
Với người Brâu, có bốn tục: căng tai, vẽ mặt, cà răng và đeo còng ở chân, tay. Tất cả bốn tục này, người nghèo không được làm, nhưng Nàng Bu thì đủ cả. Chỉ những người phụ nữ nhà quyền quý, giàu sang mới căng tai, nhưng căng tai bằng ngà voi thì chỉ có người tột bực cao sang mới có”, Thao Lợi giải thích.
Anh Hoàng Lê Quyền, cán bộ Phòng Văn hóa - thông tin huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, cho hay ở làng Đắk Mế, căng tai như Nàng Bu hiện còn 3-4 cụ bà nữa, nhưng Nàng Bu thuộc diện đẹp nhất. “Thế ngà voi căng tai của Nàng Bu đâu rồi?”, tôi hỏi. Anh Quyền bảo hồi trước có người vào gạ bằng con trâu đực (tương đương 40 triệu đồng) nên Nàng Bu đổi. Cũng theo anh Quyền, người Brâu còn có tục cà răng từ 4 đến 16 tuổi. Thế nhưng không phải ai cũng biết cà răng, mà trong làng có hẳn một “đội quân” chuyên làm việc này. Những khi cà răng, máu chảy lênh láng, nhưng người Brâu luôn có thuốc sát trùng nên răng bị cà không bị hư hỏng, nhiễm trùng.
“Có điều, do từ năm 2004-2005 đến giờ, tục cà răng không còn nữa nên thuốc bí truyền đó đã không còn mấy người biết đến”, Quyền nói. Còn nghệ nhân Thao La thì cho rằng, thuốc đó chính là lá trầu rừng chứ không có gì lạ. Mỗi lần cà răng, xát trầu này vào, sau đó răng không bị hư mà còn đen luôn từ đó.
Bí ẩn chiêng Tha
11 lần dời làng, rồi lửa thiêu, bệnh tật chết chóc, người làng Brâu kẻ thì bỏ đi, người về xứ cũ, cái rựa mất đi, cái nhà không tìm lại, vậy mà biết bao nhiêu đời nay người Brâu đi đâu cũng giữ bên mình một báu vật: bộ chiêng Tha độc đáo, bí ẩn cổ nhất vùng Trường Sơn - Tây nguyên. Mời chúng tôi về nhà, nghệ nhân Thao La giới thiệu: chiêng Tha sản xuất tận bên Lào là linh hồn của người Brâu. Nó được pha trộn vàng, bạc, đồng đen, đồng thau, chì nên vốn đã quý rồi.
“Mình có bộ chiêng Tha trị giá 30 triệu đồng, cách đây 10 năm đã tặng cho Bảo tàng tỉnh Kon Tum. Còn chú mình cũng tặng một bộ chiêng trị giá 60 triệu đồng”, Thao La nói. Thế nhưng, hai bộ chiêng Tha kể trên chưa thấm vào đâu so với bộ chiêng Tha đắt nhất của làng Đắk Mế bây giờ là của bà Y Cooc: tương đương 30 con trâu. Ngoài ra, còn chiêng của Y Ương, A Băm cũng không kém giá trị bao nhiêu.
Ngỏ ý muốn xem bộ chiêng Tha, Thao La ngăn ngay: “Không được, muốn mang ra phải làm lễ hiến tế”, và giải thích: “Chiêng này mỗi lần đánh lên vang xa 9-10 km, gõ một tiếng sẽ vang vọng 3-4 tiếng với nhiều cung bậc thánh thót, trong trẻo nhưng chỉ dùng trong các lễ hội, đám cưới, đám tang. Đặc biệt, trong mỗi nhà chỉ có chủ gia đình mới biết chiêng Tha cất giữ ở đâu.
Trước khi đưa chiêng ra đánh, dù dùng chung cho cả làng hay gói gọn một gia đình, thì nghi lễ đầu tiên là phải cúng hiến tế mời Tha “nói”. Nếu không cúng sẽ bị bắt tội, ai đánh chiêng này sẽ nổi ung nhọt, máu mũi máu miệng chảy ra.
Như thằng Thao Ương làng này, bộ chiêng nó bắt tội chủ nhà nhiều nhất, khi nó đánh chiêng thì chảy máu mũi, sau còn nổi mụn nhọt nữa…”. Lời Thao La khó kiểm chứng thực hay hư, nhưng có một điều rất thực: người Brâu sùng kính chiêng Tha như tổ tiên vậy. Dulichgo
Theo anh Trần Lâm, cán bộ Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum, người Brâu hiện còn khoảng 10 bộ chiêng Tha. Theo đó, mỗi bộ có hai chiếc: chiêng trống (Jơliêng) và chiêng mái (Chuar). Khi tấu, hai chiêng này treo theo hướng úp vào nhau, cách mặt đất từ 15-20 cm. “Trước đây, bộ chiêng này không được mang ra ngoài. Sau tuyên truyền vận động nhiều nên các già làng mới cho mang chiêng Tha ra biểu diễn ở các lễ hội văn hóa dân gian của tỉnh và cả nước. Sau khi biểu diễn về, người Brâu lại giữ kỹ như trước, không ai được đụng đến nếu chưa làm lễ hiến tế”, anh Trần Lâm nói.
Theo Phạm Anh (báo Thanh Niên)
Du lịch, GO!
Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014
Quảng Trị khôi phục giếng cổ 2.000 năm
(VNE) - Ngành văn hóa tỉnh Quảng Trị đang khẩn trương lập dự án khôi phục hệ thống khai thác nước cổ ở xã Gio An (Gio Linh), có niên đại khoảng 2.000 năm.
Hệ thống giếng cổ này bao gồm hơn 30 giếng nước sử dụng chất liệu đá xếp, có kiến trúc độc đáo, đa chức năng, nằm rải rác hai bên đường 75 (Km 7,8), ở 5 thôn: An Nha, An Hướng, Hảo Sơn, Long Sơn, Tân Văn thuộc địa phận xã Gio An, huyện Gio Linh; cách nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn khoảng 4 km về phía Đông Nam. Đây là một loại hình di tích độc nhất vô nhị, không chỉ của Quảng Trị mà còn đối với cả nước. Người địa phương thường gọi giếng cổ, sử dụng nước giếng phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận 14 giếng tiêu biểu là di tích quốc gia vào năm 2001.
Có 3 loại giếng riêng biệt, gồm giếng máng, ao và bi. Người dân cho biết giếng nước trong vắt, ngọt lành, đông ấm hè mát. Nhiều người vẫn múc nước giếng để uống.
Giếng máng gồm một bể lắng ở trên cùng, nước được dẫn ra bằng hai máng dài, phía dưới là bể chứa rộng 20-40 m2, sâu một m, hình tròn để người dân sinh hoạt, phía ngoài có bể nhỏ cho trâu bò, súc vật, cuối cùng là mương dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Dulichgo
Giếng ao được đào sâu ngang mạch nước ngầm rồi kè đá xung quanh theo hình vành khăn, không có bể lắng và máng dẫn nước. Nước ngầm đổ ra bể chứa rồi theo hệ thống mương ra ruộng đồng. Do chỉ có một bể chứa nên sát họng nước ngầm, một tảng đá lớn hình chữ nhật được đặt vào để tạo dòng nước chảy hai bên, ngăn nước chảy ngược vào trong, làm ranh giới quy ước để bên trong chỉ sử dụng cho ăn uống.
Loại cuối cùng là giếng bi với các bi giếng hình trụ tròn khum giống tang trống, được chế tác từ đá bazan nguyên khối, đường kính khoảng 0,5 m. Mỗi giếng có khoảng 3-4 bi, sâu hơn một m.
Điều đặc biệt là các giếng này lợi dụng mạch nước ngầm, tự chảy cả nghìn năm nay. Chủ nhân sáng tạo ra hệ thống khai thác nước đặc biệt này là người bản địa cổ Chămpa. Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, họ đã xây dựng hệ thống dẫn thủy liên hoàn với giếng, mương, hồ, đập nước…, dùng đá xếp ở vùng đồi đất đỏ bazan phục vụ thiết thực cho sinh hoạt và sản xuất.
Đây là di sản văn hóa có một không hai ở Quảng Trị, minh chứng về nền văn minh nông nghiệp cổ của cư dân Chămpa, thể hiện lối ứng xử khôn khéo, thông minh của con người trước tự nhiên nhằm khai thác tốt tiềm năng của vùng đất họ gắn bó. Dulichgo
Nhờ nguồn nước giếng này, người dân địa phương trồng rất nhiều rau liệt, biến nó trở thành món đặc sản riêng ở đây. Rau liệt được chuyển đi nhiều tỉnh ở miền Trung, giúp người dân mỗi năm bình quân thu khoảng 30 triệu/sào. Rau được trồng từ tháng 10 âm lịch và kéo dài khoảng 4-5 tháng.
Trải qua chiến tranh và sử dụng của con người sau này, nhiều giếng bị thay đổi kiến trúc, một số bị thiên nhiên tàn phá. Trung tâm bảo tồn di tích và danh thắng Quảng Trị đang lập dự án để khôi phục nguyên trạng các giếng này.
Riêng giếng Đào ở thôn An Nha sẽ được khôi phục khẩn cấp để chống lại tác động của thiên tai. “Giếng Đào tiêu biểu cho loại hình giếng máng, nhưng nguồn nước hiện không chảy qua máng dẫn do bể lắng bị sói lở”, ông Nguyễn Quang Chức, Phó giám đốc Trung tâm cho hay.
Từ 3 năm qua, ông Chức đã liên hệ với các mỏ khai thác đá tại Gio An đặt đá nguyên liệu cho công tác khôi phục.
“Chất liệu xây dựng các giếng phải là đá bazan nguyên khối, có hình thù và kích thước theo yêu cầu như máng nước phải tạo từ khối đá hình trụ tròn dài khoảng 1,5 m, hay trong các giếng ao phải đặt khối đá hình chữ nhật kích thước lớn. Hệ thống mương dẫn nước cũng phải khôi phục bằng đá tự nhiên, không sử dụng đá chẻ”, ông Chức thông tin.
Do các giếng nằm ở khu vực không có đường cho phương tiện cơ giới nên việc khôi phục phải làm hoàn toàn sức người. Dự kiến kinh phí khôi phục các giếng khoảng 3 tỷ đồng.
Trung tâm bảo tồn di tích và danh thắng Quảng Trị cũng đang lập hồ sơ để nâng cấp hệ thống khai thác nước cổ thành di tích đặc biệt quốc gia. Về lâu dài, ngành văn hóa tỉnh Quảng Trị hướng đến đưa giếng cổ thành di sản thế giới.
Theo Hoàng Táo (Vnexpress)
Du lịch, GO!
Độc đáo hệ thống khai thác nước cổ ở Gio An
Hệ thống giếng cổ này bao gồm hơn 30 giếng nước sử dụng chất liệu đá xếp, có kiến trúc độc đáo, đa chức năng, nằm rải rác hai bên đường 75 (Km 7,8), ở 5 thôn: An Nha, An Hướng, Hảo Sơn, Long Sơn, Tân Văn thuộc địa phận xã Gio An, huyện Gio Linh; cách nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn khoảng 4 km về phía Đông Nam. Đây là một loại hình di tích độc nhất vô nhị, không chỉ của Quảng Trị mà còn đối với cả nước. Người địa phương thường gọi giếng cổ, sử dụng nước giếng phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận 14 giếng tiêu biểu là di tích quốc gia vào năm 2001.
Có 3 loại giếng riêng biệt, gồm giếng máng, ao và bi. Người dân cho biết giếng nước trong vắt, ngọt lành, đông ấm hè mát. Nhiều người vẫn múc nước giếng để uống.
Giếng máng gồm một bể lắng ở trên cùng, nước được dẫn ra bằng hai máng dài, phía dưới là bể chứa rộng 20-40 m2, sâu một m, hình tròn để người dân sinh hoạt, phía ngoài có bể nhỏ cho trâu bò, súc vật, cuối cùng là mương dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Dulichgo
Giếng ao được đào sâu ngang mạch nước ngầm rồi kè đá xung quanh theo hình vành khăn, không có bể lắng và máng dẫn nước. Nước ngầm đổ ra bể chứa rồi theo hệ thống mương ra ruộng đồng. Do chỉ có một bể chứa nên sát họng nước ngầm, một tảng đá lớn hình chữ nhật được đặt vào để tạo dòng nước chảy hai bên, ngăn nước chảy ngược vào trong, làm ranh giới quy ước để bên trong chỉ sử dụng cho ăn uống.
Loại cuối cùng là giếng bi với các bi giếng hình trụ tròn khum giống tang trống, được chế tác từ đá bazan nguyên khối, đường kính khoảng 0,5 m. Mỗi giếng có khoảng 3-4 bi, sâu hơn một m.
Điều đặc biệt là các giếng này lợi dụng mạch nước ngầm, tự chảy cả nghìn năm nay. Chủ nhân sáng tạo ra hệ thống khai thác nước đặc biệt này là người bản địa cổ Chămpa. Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, họ đã xây dựng hệ thống dẫn thủy liên hoàn với giếng, mương, hồ, đập nước…, dùng đá xếp ở vùng đồi đất đỏ bazan phục vụ thiết thực cho sinh hoạt và sản xuất.
Đây là di sản văn hóa có một không hai ở Quảng Trị, minh chứng về nền văn minh nông nghiệp cổ của cư dân Chămpa, thể hiện lối ứng xử khôn khéo, thông minh của con người trước tự nhiên nhằm khai thác tốt tiềm năng của vùng đất họ gắn bó. Dulichgo
Nhờ nguồn nước giếng này, người dân địa phương trồng rất nhiều rau liệt, biến nó trở thành món đặc sản riêng ở đây. Rau liệt được chuyển đi nhiều tỉnh ở miền Trung, giúp người dân mỗi năm bình quân thu khoảng 30 triệu/sào. Rau được trồng từ tháng 10 âm lịch và kéo dài khoảng 4-5 tháng.
Trải qua chiến tranh và sử dụng của con người sau này, nhiều giếng bị thay đổi kiến trúc, một số bị thiên nhiên tàn phá. Trung tâm bảo tồn di tích và danh thắng Quảng Trị đang lập dự án để khôi phục nguyên trạng các giếng này.
Riêng giếng Đào ở thôn An Nha sẽ được khôi phục khẩn cấp để chống lại tác động của thiên tai. “Giếng Đào tiêu biểu cho loại hình giếng máng, nhưng nguồn nước hiện không chảy qua máng dẫn do bể lắng bị sói lở”, ông Nguyễn Quang Chức, Phó giám đốc Trung tâm cho hay.
Từ 3 năm qua, ông Chức đã liên hệ với các mỏ khai thác đá tại Gio An đặt đá nguyên liệu cho công tác khôi phục.
“Chất liệu xây dựng các giếng phải là đá bazan nguyên khối, có hình thù và kích thước theo yêu cầu như máng nước phải tạo từ khối đá hình trụ tròn dài khoảng 1,5 m, hay trong các giếng ao phải đặt khối đá hình chữ nhật kích thước lớn. Hệ thống mương dẫn nước cũng phải khôi phục bằng đá tự nhiên, không sử dụng đá chẻ”, ông Chức thông tin.
Do các giếng nằm ở khu vực không có đường cho phương tiện cơ giới nên việc khôi phục phải làm hoàn toàn sức người. Dự kiến kinh phí khôi phục các giếng khoảng 3 tỷ đồng.
Trung tâm bảo tồn di tích và danh thắng Quảng Trị cũng đang lập hồ sơ để nâng cấp hệ thống khai thác nước cổ thành di tích đặc biệt quốc gia. Về lâu dài, ngành văn hóa tỉnh Quảng Trị hướng đến đưa giếng cổ thành di sản thế giới.
Theo Hoàng Táo (Vnexpress)
Du lịch, GO!
Độc đáo hệ thống khai thác nước cổ ở Gio An
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)