Những lần theo đồng bào Cơ Tu đi bắt chạt chạt, trong những giờ nghỉ trưa, đồng bào kẹp con chạt chạt này vào hai que tre, nướng trên đống lửa. Khi chín, chạt chạt bốc mùi thơm phức như cá khô nướng. Muốn ăn, chỉ việc xé chạt chạt nướng chấm với muối tiêu rừng (amất), nghe hương vị rất thơm ngon, nhớ đời.
Quê tôi ở miền trung du, mùa mưa thường đến sớm. Sau những trận mưa đầu mùa, ở các đám ruộng ven chân núi, lũ ếch, nhái, ễnh ương, chàng hiu… cùng tấu lên bản nhạc đồng quê khá nhịp nhàng. Riêng con 'choạc choạc' chỉ tấu có 2 tiếng “chạt chạt... chạt chạt” nên người dân ở quê tôi gọi là con chạt chạt .
Bắt chạt chạt thích hợp nhất là ban đêm, mang theo đèn pin hoặc đuốc và mang theo vợt, bao xác rắn để đựng. Mỗi toán đi 2 người, người soi và người bắt. Chạt chạt thường vừa ngồi bắt mồi vừa “tấu” trên những bờ ruộng.
< Lặn xuống suối để bắt choạc choạc.
Khi soi đèn pin bắt gặp 2 con mắt phản chiếu ánh sáng có màu sáng thì đúng là chạt chạt, cứ việc nhẹ nhàng đi tới dùng vợt chụp và bỏ vào bao. Chạt chạt có thân hình như con ếch, nhưng ốm hơn, lớn lắm cũng chỉ độ hai ngón tay trỏ là cùng, da có màu đất, hai sọc vàng chạy trên lưng là hoa văn đặc trưng của con chạt chạt.
Thịt chạt chạt ăn rất ngon, mềm, ngọt thịt, xương rất nhỏ và nhiều dinh dưỡng, khoáng chất. Đặc biệt, không biết tạo hóa sinh thế nào mà khi còn sống, cái xương sống của con này có thể gập đôi lại rất đỗi bình thường và nó nhảy rất xa và khỏe.
< Thanh niên Cơ tu khoe chiến lợi phẩm.
Có thể nhờ các yếu tố này mà mấy ông tiều phu miền núi thường “nhậu” để trị chứng đau lưng, chồn chân, mỏi gối. Mỗi năm 2 vụ, khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh là lũ choạc choạc từ trong rừng ra sinh sôi nảy nở.
Chúng tôi í ới rủ nhau đi tìm bắt về chế biến các món ăn hấp dẫn. Song, nếu được mời ăn lần đầu, chưa chắc bạn hưởng ứng ngay vì thân hình con chạt chạt ốm tong teo, nhìn rất ghê, giống như con chàng hiu bu bẹ chuối.
< Già Bhnuoch Goi và vợ đang thưởng thức món choạc choạc um.
Chạt chạt mang về chế biến nhiều món như xào lăn với sả, chiên giòn, um nguyên con… Món cháo chạt chạt được chế biến như sau: cắt đầu, lột da, bỏ ruột và 4 bàn chân, rửa sạch, đem băm nhuyễn, ướp gia vị như đường, bột ngọt, hành, tiêu đâm nhỏ và ít bột nêm.
Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn, cho củ tỏi hay củ nén vào phi thơm, cho từng viên thịt chạt chạt đã bằm nhuyễn vào xào cho chín. Nấu nồi cháo trắng vừa chín tới thì trút hết thịt choạc choạc đã xào vào và dùng vá trộn đều.
< Chạt chạt nướng.
Chờ cháo sôi trở lại, nêm gia vị vừa ăn cùng với rau thơm như ngò tây, hành lá xắt nhỏ và thêm ít tiêu xay bột. Từng tô cháo nóng được múc ra thơm phức, tỏa mùi thơm ngào ngạt, hài hòa với nền trắng của cháo, vị thơm của tiêu, rau thơm, sự ngọt ngào từ thịt chạt chạt...
Tất cả đều toát lên dư vị hương đồng cỏ nội, du khách khó mà cưỡng nỗi cái dạ dày đang “đánh trống” liên hồi.
Những lần theo đồng bào Cơ Tu đi bắt chạt chạt, trong những giờ nghỉ trưa, đồng bào kẹp con chạt chạt này vào hai que tre, nướng trên đống lửa. Khi chín, chạt chạt bốc mùi thơm phức như cá khô nướng. Muốn ăn, chỉ việc xé chạt chạt nướng chấm với muối tiêu rừng (amất), nghe hương vị rất thơm ngon, nhớ đời.
Người Cơ Tu ở quê tôi gọi con chạt chạt này là agirụm và xem con này rất quý, được chế biến thành các món ăn ngon như agirụm nướng trong ống lồ ô, um, chiên đãi khách quý.
Trong các đám cưới truyền thống người Cơ Tu, agirụm um, agirụm phơi khô là một trong những “tặng phẩm” quý giá mà họ hàng nhà gái mang đến tặng cho họ hàng nhà trai nhân ngày tiệc mừng đám cưới.
Già làng Đinh Văn Bớt (68 tuổi) ở thôn Tà Lâu, xã Ba (Đông Giang- Quảng Nam) là “chuyên gia” đi bắt và chế biến các món ăn ngon từ chạt chạt cho biết: “Người Cơ Tu sống trên dãy Trường Sơn có nhiều món ăn ngon được chế biến từ dòng họ ếch, nhái… Tuy nhiên, các món chế biến từ con agirụm ăn rất thơm ngon và bổ dưỡng nên người Cơ Tu rất thích…”.
Thường mỗi năm 2 vụ, khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh là lũ choạc choạc từ trong rừng ra sinh sôi nảy nở. Lúc đó dân làng í ới rủ nhau đi tìm bắt về chế biến các món ăn hấp dẫn… từ choạc choạc.
Hè ở miền núi Đông Giang (Quảng Nam), nơi tiếp giáp với rặng Trường Sơn hoang dã, thường có những trận mưa rừng bất chợt. Lúc này, ở các đám lau lách ven thung lũng, lũ ếch, nhái, ễnh ương, chàng hiu… cùng tấu lên bản nhạc quê hương khá nhịp nhàng, đặc biệt, trong đó có tiếng con chảo chụt (còn có tên A’crộ crặ). Những con này chỉ tấu có 2 tiếng “choạc choạc – choạc choạc” nên còn gọi là con “choạc choạc” hay "chạt chạt".
Theo Tiên Sa (Vĩnh Long Online)
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét