Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Săn “tê giác bay”

những bản làng ven khu bảo tồn Pù Hu (huyện Mường Lát), con bọ cánh cứng có thân hình đen nhẫy, to như ngón chân cái này là đặc sản trứ danh!
Khi lao vào trận chiến khốc liệt để giành giật bạn tình, con trâu tre đực khép chặt đôi cánh đen bóng tạo thành tấm áo giáp, dùng chiếc sừng nhọn hoắt trên đầu húc, ghìm hoặc nhấc bổng rồi quật ngã đối thủ. Người dân miền tây xứ Thanh ví nó như những con “tê giác bay”.

Con vật đa tình

Thoạt nhìn, người ta bảo trâu tre là con bọ hung (loài côn trùng ăn phân, rúc ráy trong hố xí bẩn thỉu). Chỉ nghĩ đến chuyện thò tay cầm lên đã thấy dơ bẩn rồi, ai dám chế biến thành món ăn?

Vậy mà, ở những bản làng ven khu bảo tồn Pù Hu (huyện Mường Lát, Thanh Hóa), con bọ cánh cứng có thân hình đen nhẫy, to như ngón chân cái này lại là đặc sản trứ danh. Nó quý hiếm đến nỗi người có tiền cũng khó có thể mua được. Dulichgo

Người già của bản Tà Cóm (xã Trung Lý) bảo rằng, cứ đến mùa mưa, những con trâu tre lại bới đất đào hang dưới gốc xoan rồi rủ bạn tình về “yêu đương”. Con đực càng to, càng khỏe thì càng thu hút con cái. Nhiều người đã từng đào được một cái hang trâu tre 12-15 con cái vây quanh con đực to như cái chén (bình thường mỗi hang chỉ có 1 con đực và 3 - 4 con cái).

test

Bình yên miền sông nước An Giang

(VNE) - Tạm gác những bộn bề để tìm về An Giang, ngồi thưởng thức tô bún cá, hòa mình vào lễ hội đặc sắc của người Khmer hay ngắm phong cảnh hữu tình.

An Giang là tỉnh có dân số đông nhất và diện tích đứng thứ 4 (sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An) ở miền Tây Nam Bộ (còn gọi là vùng đồng bằng sông Cửu Long). Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên.
Nằm phía Tây Nam Tổ Quốc, An Giang là vùng đất được thiên nhiên ban cho nhiều sản vật và khung cảnh hữu tình khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng khi đến thăm.

Vùng đất Tịnh Biên, Tri Tôn là nơi có nhiều hàng thốt nốt xanh rì thường được dùng để làm ra các loại đặc sản như: chè thốt nốt, nước thốt nốt tươi, đường thốt nốt, bánh bò thốt nốt... Rong ruổi trên những con đường ở vùng Thất Sơn này, bạn sẽ cảm thấy một làng quê thanh bình trôi qua chầm chậm.

Con người nơi đây rất mộc mạc, dễ gần. Vào những dịp lễ hội đặc sắc của người Khmer, bạn sẽ dễ dàng hòa mình vào tiếng nhạc như một người dân địa phương.

Đến An Giang, bạn có thể bị hớp hồn bởi Búng Bình Thiên, một hồ nước êm đềm với phong cảnh hữu tình. Dulichgo

Xứ này có một kênh đào rất nổi tiếng mang tên Vĩnh Tế chạy dọc biên giới Việt Nam – Campuchia, trên đường từ thành phố Châu Đốc xuống đến thị xã Hà Tiên. Đây từng là kênh đào dài nhất, lớn nhất và được thi công lâu nhất qua trong lịch sử phong kiến.

Ở Châu Đốc còn có lễ hội cấp Quốc Gia “Vía bà chúa Xứ núi Sam”, một lễ hội tín ngưỡng hằng năm được rất nhiều du khách tham gia từ khắp nơi về vía bà. Dulichgo

Cùng thuộc An Giang nhưng bún cá Long Xuyên và bún cá Châu Đốc lại có nhiều khác biệt. Bún cá Châu Đốc được nêm nếm cho hợp khẩu vị người Việt.

Nếu có thời gian, hãy ghé qua rừng tràm Trà Sư. Nơi đây xưa kia là một vùng đất hoang vu, nhiều cỏ dại mọc. Sau đó được khai phát, gieo trồng tràm và trở thành một vùng sinh thái đa dạng. Rất nhiều bạn trẻ thích du lịch bụi chọn đây là điểm dừng chân.

Vào mùa nước nổi, An Giang khiến bạn bất ngờ bởi những đặc sản ngon lành như cá linh, cá rô non, bông điên điển... Những món ăn dân dã đó đã vang danh khắp nơi và lôi kéo khách thập phương tìm đến. Dulichgo

Nếu có dịp ghé ngang vùng Bảy Núi, du khách không nên bỏ qua món bánh canh Vĩnh Trung theo hương vị Khmer. Quanh chợ Vĩnh Trung chỉ có dăm quán bán món này, nổi tiếng nhất phải kể đến quán của chị Oanh Na và Út Sắc.

Theo Khánh Bằng (Vnexpress)
Du lịch, GO!

Săn “tê giác bay”.

những bản làng ven khu bảo tồn Pù Hu (huyện Mường Lát), con bọ cánh cứng có thân hình đen nhẫy, to như ngón chân cái này là đặc sản trứ danh!
Khi lao vào trận chiến khốc liệt để giành giật bạn tình, con trâu tre đực khép chặt đôi cánh đen bóng tạo thành tấm áo giáp, dùng chiếc sừng nhọn hoắt trên đầu húc, ghìm hoặc nhấc bổng rồi quật ngã đối thủ. Người dân miền tây xứ Thanh ví nó như những con “tê giác bay”.

Con vật đa tình

Thoạt nhìn, người ta bảo trâu tre là con bọ hung (loài côn trùng ăn phân, rúc ráy trong hố xí bẩn thỉu). Chỉ nghĩ đến chuyện thò tay cầm lên đã thấy dơ bẩn rồi, ai dám chế biến thành món ăn?

Vậy mà, ở những bản làng ven khu bảo tồn Pù Hu (huyện Mường Lát, Thanh Hóa), con bọ cánh cứng có thân hình đen nhẫy, to như ngón chân cái này lại là đặc sản trứ danh. Nó quý hiếm đến nỗi người có tiền cũng khó có thể mua được. Dulichgo

Người già của bản Tà Cóm (xã Trung Lý) bảo rằng, cứ đến mùa mưa, những con trâu tre lại bới đất đào hang dưới gốc xoan rồi rủ bạn tình về “yêu đương”. Con đực càng to, càng khỏe thì càng thu hút con cái. Nhiều người đã từng đào được một cái hang trâu tre 12-15 con cái vây quanh con đực to như cái chén (bình thường mỗi hang chỉ có 1 con đực và 3 - 4 con cái).


< Trâu tre thường đào hang ở gốc và rễ cây xoan để hút nhựa.

“Tê giác bay” tính khí hung tàn, tợn bạo. Con khỏe hơn thường xâm lấn sang lãnh thổ của kẻ yếu để cướp bạn tình. Chúng đánh nhau chí tử cho đến khi một con phải đầu hàng bỏ chạy. Nắm bắt được tập tính ấy, người Mông ở bản Tà Cóm đã nghĩ ra trò trọi trâu tre để mua vui. Có khi, trò vui biến tướng thành một cuộc thách đấu. Con trâu tre của ai bị hạ gục sẽ phải thực thi theo đúng giao kèo.Với người lớn, vật thách đấu thường là một con gà; một ngày công phát cỏ nương hoặc 3 chai rượu.

Thời trẻ, Phàng A Chỉnh (39 tuổi, ngụ tại bản Tà Cóm) là một tay săn trâu tre trọi đẳng cấp. Anh thường luồn sâu vào những khu đất rậm rạp và hẻo lánh tìm những gốc xoan to lớn để đào bới. "Mấy năm trước, tôi bắt được một con trâu tre đực to như cái chuôi dao, sừng dài gần 3cm. Sáu cái chân của nó nhiều lông, cào xước cả da. Hai cánh đập cành cạch giãy giụa như quạt cóc đang chạy. Đem về thách đấu với những con khác, cùng lắm nó vung hai ba đòn là đối thủ phải bỏ chạy. Sau mỗi cuộc đấu, thịt, rượu ăn xả láng”, Chỉnh chia sẻ.


< Cuộc đấu giữa những chú trâu tre đực.

Một buổi săn trâu tre Thấy tôi hiếu kỳ câu chuyện về con “tê giác bay”, Thào A Sang (em trai trưởng bản Tà Cóm Thào A Thái) cho tôi “bám đuôi” một buổi săn trâu tre. Đồ nghề của Sang chỉ có một túi vải, một cây thuổng, một cái cuốc và con dao cài thắt lưng. Sang bảo: “Mùa này mưa ít, đất cứng rồi, trâu tre cái đã đẻ xong trứng và chuẩn bị chết cùng con đực vì rét quá. Anh thấy cái hang nào nằm ở gốc cây xoan có nhiều mối thì bỏ qua, vì đào cũng chỉ tìm thấy xác con trâu tre”.

Chúng tôi tiến đến một gốc xoan bị đào bới tứ tung, chỉ còn trơ bộ rễ phía lưng đồi Suối Pùng. Tưởng rằng không còn sót một sinh vật sống nhưng Sang không bỏ qua. Anh lom khom dòm ngó một lúc, chợt thấy mấy cái lỗ hổng nhỏ như đầu ngón tay cách thân cây 2m. Cầm lưỡi thuổng hảy hảy lớp đất mặt, một cái hang to như cổ tay người lớn bỗng xuất hiện. Thợ săn trâu tre cười mừng rỡ: “Đây rồi! Tối nay chắc chắn có đồ nhắm rượu”.


< Một cây xoan bị đào tận rễ để bắt trâu tre.

Hang trâu tre tuy to nhưng không sâu mà chạy dọc theo rễ cây, bởi nhựa xoan chính là thức ăn của chúng. Đi rừng thường nhật như con nai, con hoẵng, Sang thống kê từ khu Suối Quặp đến suối Pùng có khoảng 6.000 cây xoan to cỡ cột nhà. Riêng khu suối Quặp đường đi rậm rạp nên nhiều người ngán, ai chịu được gai mây cào xước chui vào đào hang trâu tre thì vớ bở. Một gốc nhặt được 3-4 kg là chuyện thường. Dulichgo

“Mới đây, một người ở bản Chiền đi cùng thằng Hờ A Pó lên sát khu bảo tồn Pù Hu đào một buổi sáng được 1 yến trâu tre. Hai người rủ nhau phi xuống khu thủy điện Trung Sơn bán 200.000 đồng/kg. Cánh công nhân ở đấy tranh nhau mua. Nếu không muốn đi xa, chỉ cần ra mấy bản người Thái ở dọc sông Mã bán 150.000 đồng/kg, chẳng cần kỳ kèo làm gì cho mệt”, Sang nói.


< Thào A Sang với chiến lợi phẩm sau một giờ đào trâu tre.

Ngoài cách đào hang, có một tuyệt chiêu khác dẫn dụ đàn trâu tre tự tìm đến mà không cần tốn sức. Đó là thắp đèn. Sang lý giải, những con bọ cánh cứng thường sử dụng mặt trăng hay các ngôi sao để làm “la bàn” định hướng di chuyển. Khi thấy ánh sáng, nghĩa là đường đi không có chướng ngại vật. Chúng bay thẳng về phía đó để kiếm ăn. “Con thiêu thân hay con trâu tre tự lao vào đống lửa hay bóng đèn rồi chết không phải vì nó ngu dốt, mà vì nó khôn quá đấy anh ạ”, Sang khoe sự hiểu biết côn trùng của mình.

Trưởng bản Thào A Thái kể, tháng 7.2007, Bí thư Đảng ủy xã Trung Lý công tác tại Tà Cóm. Việc xong xuôi cũng là lúc mặt trời lặn. Bản nằm cách trung tâm xã 48 km nên đành nghỉ lại qua đêm. Chẳng mấy khi có cán bộ to đến, dân bản bảo nhau mổ lợn thiết đãi. Bóng điện dẫn ra ngoài trời để thái thịt, đúc dồi. Bỗng từ đâu có đàn trâu tre kéo đến. Dân bản thu được đầy túi vải. Ông Bí thư thấy thế ra xem rồi bảo: “Ai muốn ăn thịt thì cứ ăn nhé. Chỗ trâu tre này dành phần tôi”. Dulichgo


< Những xiên trâu tre nướng bốc mùi thơm lừng.

Trong khi trưởng bản Thào A Thái kể chuyện về con “tê giác bay”, ông em trai Thào A Sùng hí hoáy vặt cánh trâu tre, cắt bỏ phần chân dưới rồi xé đít moi sạch ruột ra ngoài. Sau khi rửa sạch nước, Sùng đặt con vật xuống thớt rồi cầm nghiêng dao đập dập xương. Cô vợ cầm một gói nụ mắc khén đã nướng, ống muối, mì chính và lá chanh thái nhỏ để tẩm ướp gia vị. Phía trong bếp, than hoa đã đỏ hồng. Hương thơm ngào ngạt từ những xiên thịt trâu tre được hơi nóng đẩy lên, lan tỏa khắp không gian. Mấy đứa trẻ gần đó không chịu được sức hút của thứ mùi quyến rũ xúm xít lại ngồi.

Không ai nói, nhưng cái nhìn thèm thuồng của chúng nhắc tôi biết rằng miệng ai cũng nuốt nước bọt ừng ực. Kéo con trâu tre đang bốc khói nóng hôi hổi khỏi xiên, đưa lên miệng nhai, mùi thơm giòn của xương cùng vị ngọt dai như da bê đánh thức vị giác cực đại.

Thào A Sự, một người dân trong bản, nhìn kiểu ăn ngon lành của tôi cười phá tan không gian yên lặng của rừng núi rồi bảo: “Ngon chứ nhà báo? Kiểu ni, cảm xúc viết phóng sự lên cao ngút trời. Nhớ quảng bá cho sản vật của quê hương tôi hay ho tí nhé”. Sự bật mí, nếu không kiếm được than hoa nướng, có thể ướp gia vị rồi rang lên. Nhớ không được để lửa to, nếu bị cháy ăn sẽ có mùi hơi khét.

Theo Phùng Minh Phúc (Nông Nghiệp VN)
Du lịch, GO!

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Làng hoa Sa Đéc chuẩn bị tết

Thời điểm này, có dịp dạo quanh một vòng tại làng hoa Sa Đéc chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp không khí nhộn nhịp và tất bật của người dân tại đây khi phần lớn các hộ trồng hoa đang chuẩn bị cho vụ hoa Tết Ất Mùi 2015.

Theo thông tin từ phòng Kinh tế thành phố Sa Đéc thì vụ hoa tết năm nay, nông dân làng hoa Sa Đéc xuống giống khoảng 75 hecta trong đó tập trung vào các loại hoa truyền thống như: hoa hồng, các loại hoa cúc (cúc mâm xôi, cúc Đài Loan, cúc tiger, cúc đồng tiền), thược dược, cát tường, vạn thọ… Hiện tại, các giống hoa hồng, cúc mâm xôi, cúc đồng tiền… nông dân đã xuống giống dứt điểm riêng các loại hoa ngắn ngày như cúc tiger, vạn thọ sẽ xuống giống vào đầu tháng 10 âm lịch tới. Nhìn chung, tham gia thị trường hoa Tết năm nay, đa  số nông dân đều ưu tiên cho các loại hoa truyền thống của thành phố.

Anh Trần Thanh Xuân ngụ khóm Tân Mỹ - phường Tân Quy Đông cho biết: “năm nay anh trồng 10 ngàn chậu hoa hồng các loại để tham gia thị trường Tết. Theo anh Xuân, lý do để anh chọn hoa hồng là dễ chăm sóc và quen với  nhiều mối lái mua bán loại hoa này nên anh tiếp tục chọn hoa hồng làm hoa chủ lực bán Tết”.

Ngoài ra, lý do quan trọng nhất khiến anh chọn giống hoa này chính là yếu tố thị trường. Anh Xuân cho biết thêm: “Thị trường Tết thường thì hồng bán cũng dễ, giá thì cũng tương đối ổn định chứ không có trượt giá hay thấp quá như những loại bông khác nên tôi chọn hoa hồng để trồng bán tết năm nay”

Còn anh Lê Minh Nhựt Tân ở ấp Khánh Nghĩa - xã Tân Khánh Đông thì chuẩn bị trên 3.000 chậu cúc mâm xôi phục vụ tết. Cũng nhiều năm gắn bó với cây cúc mâm xôi nên anh Tân có thừa kinh nghiệm để chăm sóc loại hoa này bán Tết.

Tuy nhiên, điều mà anh phấn khởi trong vụ hoa Tết năm nay chính là được Trại giống Tân Khánh Đông cung cấp cây giống cấy mô sạch bệnh nên anh tốn ít chi phí hơn những năm trước. Anh Nhựt Tân chia sẽ: “Tết thì tôi chọn cây cúc mâm xôi, cây cúc Đoàn và cúc tiger vì 3 loại này thị trường Tết ăn rất là mạnh. Cây cúc cấy mô thì dễ trồng, ít bệnh, chồi lên rất là mạnh, xử lý hoa dễ hơn cây cúc truyền thống của mình”

Bên cạnh việc chuẩn bị các loại hoa phục vụ thị trường Tết thì các nhà vườn trồng kiểng lá cũng đang tất bật tìm nhiều giống mới để cung ứng cho thị trường Tết . Tại khu vườn trên 8.500m2 của ông Nguyễn An Khương ở khóm Sa Nhiên - phường Tân Quy Đông đã có hàng chục ngàn chậu kiểng lá với hàng trăm loại khác nhau trong đó có nhiều giống mới được chuẩn bị để tham gia thị trường Tết năm nay như: sứ quan âm, đuôi công, đuôi phụng…

Do tính đặc thù của kiểng lá là bán quanh năm vì thế để tham gia thị trường Tết thì người trồng phải cập nhật liên tục những giống hoa mới. Cũng theo ông Nguyễn An Khương thì để tung ra thị trường một giống cây mới được khách hàng đón nhận thì đòi hỏi người trồng phải nghiên cứu và có kinh nghiệm sản xuất vì đôi lúc có những giống cây vừa nhập về nhưng đưa ra thị trường khách hàng không chấp nhận thì coi như “thua”.

Ông Khương nói: “ Mình sản xuất theo nhu cầu của khách hàng chứ không phải sản xuất theo ý mình vì có những mặt hàng khách hàng không chấp nhận thì mình phải loại bỏ vì vậy phải tìm nhiều giống mới”.

Một tín hiệu vui nữa là vụ hoa tết năm nay, Hợp tác xã hoa kiểng Tân Quy Đông tiếp tục là đầu mối, hỗ trợ cả đầu vào lẫn đầu ra cho người trồng hoa đã phần nào tạo sự an tâm cho nông dân. Ông Phạm Phước Lợi - Giám đốc Hợp tác xã hoa kiểng Tân Quy Đông cho biết: “năm nay, ngoài việc hỗ trợ giống cho các xã viên, chúng tôi còn liên kết với trrại giống để có giống cây sạch bệnh cho bà con. Và thị trường tết năm nay chúng tôi cũng đã liên kết được với một số thị trường lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác để làm đầu mối cung ứng hoa Tết. Năm nay chúng tôi cũng dự kiến sẽ tham gia thị trường ở thành phố Cao Lãnh và một số nơi khác khi có nhu cầu”.

Với sự chuẩn bị chu đáo của nhà vườn và sự hỗ trợ của của các đơn vị liên quan hứa hẹn vụ hoa tết năm nay, trên 2.000 hộ trồng hoa kiểng tại làng hoa Sa Đéc sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thắng lợi.

Theo Thanh Nghĩa (Hiệp Hội Làng Nghề VN)
Du lịch, GO!

Hội Sáo Đền ở Thái Bình

Thả diều là một thú vui dễ say mê. Tìm tre làm một cái khung diều đơn sơ, chắc chắn. Phất giấy lên, cho thêm mấy dải giấy dài làm đuôi. Cột diều vào một cuộn dây. Thế là có một con diều, sẵn sàng bốc mình lên cao.

Buổi chiều trời có gió, đem diều ra cánh đồng, nương theo chiều gió mà phóng con diều lên. Con diều chao đảo một chút rồi là là và cao lên dần. Người chơi diều cứ từ từ thả sợi dây dài thêm để con diều càng lúc càng bay cao hơn. Khi lên cao, diều vui với nắng, với gió, với bầu trời xanh, còn người chơi thì vui với niềm vui của con diều. Lúc ấy, buộc sợi dây vào một vật nặng nào đó, người chơi nằm dưới một gốc cây, ngửa mặt lên trời ngắm cánh diều thân yêu của mình mà ngẫm nghĩ: giá mình lúc nào cũng được bay thật cao như con diều vậy. Bay cao, bay bổng vốn là ước mơ muôn thuở của con người.

Những ai say mê với thú thả diều có thể ghé về Thái Bình vào dịp cuối tháng Ba âm lịch để dự hội Sáo Đền - lễ hội thả diều độc đáo được ít người biết đến. Hội thả diều Sáo Đền diễn ra từ ngày 20 đến 27.3 âm lịch hằng năm tại xã Song An, huyện Vũ Thư. Về đây người ta còn tìm về một trong những cái nôi của các làn điệu chèo ngọt ngào nổi tiếng.

Cũng như mọi lễ hội khác, ngoài phần lễ là phần hội. Phần hội với đủ các trò chơi như: chọi gà, cờ người, bắn cung, bắt vịt... và trò thi diều sáo. Đã từ hàng trăm năm nay luật chơi không hề thay đổi. Người chủ diều chọn đúng hướng gió kéo dây. Ban tổ chức cắm hai cây sào trên đầu có buộc hai lưỡi mác rất bén cắm hai cây sào đó hai bên dây diều, khoảng cách của hai cây sào là 50cm. Dulichgo

Trống lệnh nổi lên, các chủ diều kéo căng dây và đâm lên. Con diều nào không chuẩn đảo qua đảo lại, dây diều sẽ chạm phải hai lưỡi mác trên hai ngọn sào là đứt dây ngay! Như vậy cánh diều đó bị loại khỏi cuộc chơi, cứ thế diều nào đậu được đến ngày cuối cùng của hội thì chủ diều đó đoạt giải. Mỗi năm chỉ duy nhất một người đoạt giải, có năm không có ai đoạt được giải diều.

Ngoài việc đậu đến hết hội ở giữa hai lưỡi mác thì con diều giải nhất phải có tiếng sáo thật hay. Sáo hay là bộ sáo gồm 2 sáo trở lên, tiếng sáo trong trẻo, âm thanh giữa các sáo trong bộ sáo phải phối hợp cho nhau hài hoà, ngọt ngào, du dương... Dulichgo

Về dự lễ hội, du khách như nghe văng vẳng trong tiếng sáo diều bài thơ “Thả diều” của Trần Đăng Khoa:
Trời như cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em - lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại
...
Cánh diều no gió
Nhạc trời réo vang
Tiếng diều xanh lúa
Uốn cong tre làng…

Theo báo Tây Ninh
Du lịch, GO!

Món ăn sáng hấp dẫn ở Phan Rang

(VNE) - Tô bánh canh nóng hổi, chiếc bánh xèo bốc khói nghi ngút hay miếng sứa giòn sực... là những món quà sáng thơm ngon dễ dàng chinh phục được du khách.

Nói đến xứ sở Phan Rang, nhiều người hình dung đến khung cảnh màu xanh thơ mộng của bãi biển, những dải cát dài hoang sơ quyến rũ. Thế nhưng, vùng đất đầy nắng gió này còn sở hữu ẩm thực đa dạng cuốn hút bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Bánh canh chả cá

Là món ăn được bày bán nhiều ở Phan Rang nên du khách có thể tìm thấy dễ dàng. Một tô bánh canh nóng hổi sẽ gồm sợi bánh, chả cá, cá dầm, ngò thơm, hành lá và phía trên rắc thêm chút tiêu đen. Thực khách khi thưởng thức sẽ pha thêm chút mắm ớt cay cay và vắt thêm miếng chanh cho vừa miệng. Sợi bánh canh to vừa phải, cọng bánh bản mỏng đặc trưng, khi ăn cảm nhận rõ độ mềm, mịn và dẻo, khác lạ rõ rệt so với những vùng khác.

Trong tô bánh canh phải nhắc đến những miếng chả cá tươi ngon. Chả được làm từ loại cá của vùng biển địa phương như nhồng, rựa, thác lác... Cá này phải được mua từ sáng sớm tinh mơ ở các cảng biển. Người làm sẽ lóc phần thịt cá ra để làm chả, phần xương đem đi cho vào nồi nước lèo để thêm vị ngọt. Để thưởng thức món ăn tròn vị, bạn có thể đến quán Nhường trên đường Ngô Gia Tự. Dulichgo

Bánh xèo

Du khách đến Phan Rang đừng nên bỏ qua món bánh xèo. Vị của bánh xèo Phan Rang khác hẳn với loại bánh ở vùng đất Nam bộ. Bánh được làm từ bột gạo, đổ bằng khuôn của gốm Chăm Bàu Trúc, nhân bánh là thịt, trứng và các loại hải sản như tôm, mực... Chiếc bánh được đổ một lớp mỏng, nhỏ xinh, phủ lên trên là giá đỗ và nhân. Chờ tới khi bánh chín vàng rụm, mùi thơm phức bốc lên, người bán sẽ dùng vá dẹp để cạy bánh.

Vào những ngày trời se mát, mọi người ngồi quây quần bên lò than hồng rực, thưởng thức chiếc bánh xèo nóng hổi, vàng giòn... giúp thực khách cảm nhận được nét tinh túy của ẩm thực Phan Rang. Bạn có thể thưởng thức món bánh xèo dọc vỉa hè đường Quang Trung.

Bánh căn

Có hình dáng bé nhỏ như chiếc bánh khọt Nam bộ, bánh căn là món ăn dân dã ở đây. Phần nhân bánh được chế biến với nhiều hương vị đặc trưng hấp dẫn. Nguyên liệu chính là bột gạo. Từ cách ngâm bột, pha trộn thêm cơm nguội khi xay nhuyễn cho đến đo lường lượng nước và gạo đều được thực hiện kỹ lưỡng để bánh không bị nhão hoặc cháy khi nướng. Dulichgo

Ngay từ lúc tờ mờ sáng, người làm đã tất bật quạt than, nướng lò. Bánh căn phải nướng trên lò than hồng. Khi khuôn bánh tỏa ra hơi nóng, họ sẽ đổ bột vào. Chiếc bánh căn trắng tinh, nóng hổi, nhân bánh cho thêm mực, trứng, thịt, tôm... tùy theo ý thích người ăn. Bánh vừa chín tới, người bán sẽ cạy ra rồi thả ngay vào tô hành lá xắt nhuyễn. Chiếc bánh được điểm thêm màu sắc nên nhìn càng ngon hơn. Bánh căn phải được ăn kèm với nước cá kho, cho thêm xíu mại, trứng luộc, nước mắm xoài, mắm cái, mắm đậu phộng...

Bún sứa

Sứa bắt đầu xuất hiện vào mùa đông và gia tăng số lượng nhiều vào mùa xuân, những mùa còn lại khá hiếm hoi. Chính vì vậy, không phải lúc nào thực khách cũng được thưởng thức món ăn này. Một tô bún sứa đầy đủ sẽ có bún, sứa tươi, trứng cút, đậu hũ, điểm xuyết thêm những cọng ngò xanh và bên trên rắc thêm vài hạt đậu phộng.

Bún sứa được ăn kèm với bắp chuối, rau muống bào, giá sống và quan trọng nhất là mắm ruốc. Đây chính là gia vị làm cho tô bún thêm phần thi vị hài hòa. Trộn tô bún sứa đều tay và chậm rãi thưởng thức từng miếng sứa, thực khách sẽ cảm nhận rõ vị giòn sực của sứa, vị béo của đậu phộng, đậu hũ hay vị mằn mặn của mắm ruốc. Tất cả pha trộn tạo nên món ăn đậm đà bản sắc.

Theo Văn Trãi (Vnexpress)
Du lịch, GO!

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Ngắm cải Vân Hồ, tắm suối nóng Chiềng Yên

(ANTĐ) - Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 11-12, khi cái lạnh rét ngọt vào từng cánh rừng, ngọn núi Tây Bắc, cũng là lúc những cây cải nở hoa nhuộm trắng cả núi rừng. Du khách lại rủ nhau về Mộc Châu, Sơn La ngắm những đồng hoa cải mênh mông trải dài.

Cách đó không xa là một điểm văn hóa du lịch cực kỳ độc đáo và hấp dẫn - bản Nà Bai, Phụ Mẫu, Cò Hào… thuộc huyện Vân Hồ. Nơi đây có dòng suối nước nóng Chiềng Yên chìm khuất trong không gian tuyệt đẹp của núi rừng, nơi có cả những cánh đồng hoa, có thác Tát Nang thơ mộng hòa âm họa cảnh cùng núi rừng như một bức “thanh sơn thủy tú”.

< Phong cảnh Vân Hồ.

Năm 2013, Vân Hồ được tách ra từ huyện Mộc Châu cũ. Cũng bởi vậy mà có nhiều địa danh, nhiều điểm đến vốn đã rất nổi tiếng trong giới phượt như Loóng Luông, núi Pha Luông, bản Vân Hồ… vẫn bị nhầm về địa giới Mộc Châu. Dulichgo

Tuy nhiên, Vân Hồ vẫn là một vùng đất hấp dẫn riêng còn đang ẩn giấu trong mình sự hoang sơ mộng mị, dưới màn sương bạc trắng quanh năm phủ kín núi rừng.

< Một góc bản Chiềng Yên.

Bản Văn hóa Nà Bai, Phụ Mẫu, Cò Hào… là nơi sinh sống của cộng đồng người Thái, Mường với những nếp nhà sàn nối nhau uốn lượn hai bên con đường nhỏ quanh co, một hình ảnh thường thấy trong các bản làng Thái, Mường vùng cao Tây Bắc. Những cánh đồng mênh mông dưới thung lũng mùa này được trồng đầy hoa cải trắng tinh khôi.

< Những cô gái Thái tắm suối nước nóng Chiềng Yên nằm lọt giữa không gian núi rừng thơ mộng.

Từ Quốc lộ 6 qua Tòng Đậu, đi thêm chừng 30 cây số có một ngã rẽ nhỏ bên tay phải ít người để ý. Chính ngã rẽ ấy là con đường đến bản Nà Bai, đến xã Chiềng Yên, nơi có dòng suối nước nóng nghi ngút khói quanh năm ấm áp.

< Nước nóng được dẫn ra từ máng tre.

Suối nước nóng Chiềng Yên có nhiệt độ trung bình từ 40-50 độ C vào mùa lạnh, vô cùng thích hợp và có lợi cho sức khỏe. Những ngày đông, sau những hành trình mệt mỏi, du khách thả mình bên bờ suối lộ thiên ấm áp, ngâm mình thư giãn sẽ là một trải nghiệm vô cùng hấp dẫn trên cung đường ngắm hoa Tây Bắc. Dulichgo

< Thác Tác Nang ở Chiềng Yên.

Lên đường với hành trình ngắm hoa Tây Bắc. Trải nghiệm cảm giác thư giãn, thoải mái trong làn nước ấm áp lộ thiên giữa núi rừng. Chiêm ngưỡng những nét đặc sắc của văn hóa Thái, Mường. Thưởng thức những món ăn truyền thống bên bếp lửa. Say trong điệu xòe của người con gái Thái bên nếp nhà sàn ấm cúng...

Những trải nghiệm ấy sẽ khiến hành trình du khách đến với Vân Hồ, đến Chiềng Yên trở thành những kỷ niệm không thể nào quên.

Theo Vũ Thanh (An Ninh Thủ Đô), ảnh từ Du lịch Vân Hồ
Du lịch, GO!

Đằm cùng biển đảo Nam Du

(TPO) - Quần đảo có 21 hòn lớn nhỏ, nằm phía đông nam đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Theo truyền thuyết, tên gọi Nam Du xuất phát từ thời Gia Long - Nguyễn Ánh chạy quân Tây Sơn. Nghìn xưa xa xôi diệu vợi, nay hút khách du lịch cuối tuần ở đồng bằng sông Cửu Long, TPHCM...

Buổi tối Nam Du, có một đoàn hát từ đất liền ra diễn. Réo rắt hòn đảo bản cải lương của Viễn Châu về mối tình Hàn Mặc Tử với Mộng Cầm: “Mộng Cầm ơi đừng chờ đơi nữa (…) Run run tôi viết tên nàng, ai mua trăng vàng tôi bán trăng cho”. Chị cán bộ xã Lê Thị Lệ Quyên cho biết: “Khoảng năm nay khách du lịch đông lắm, chỉ ấp Củ Tron gần bến cảng đã có 11 nhà nghỉ và nhà trọ với cả trăm phòng mà đôi lúc vẫn thiếu”.

Bốn biển chung nhà

Anh xe ôm Nguyễn Văn Hậu nhỏ nhắn mà lanh lẹ vừa chạy vừa kể: “Khách ra trăm người cũng có đủ xe ôm phục vụ”. Con đường bê tông rộng 3-5 m, dài hơn 11 km vòng quanh đảo, vừa hoàn thành, thênh thang đưa đón du khách. Cái anh Hậu nom đơn giản mà mới 25 tuổi đã chứa bí ẩn như quần đảo hoang sơ, khi kể: “Tôi cũng không biết tổ tiên là họ Nguyễn hay Hà nữa, bởi chú ruột lại mang họ Hà”.

< Tàu cao tốc cập cảng Nam Du.

Cha của Hậu từ đất liền ra Phú Quốc làm nghề chữa đèn măng-sông rồi bị cuộc sống điện đóm hiện đại xô đẩy sang Nam Du, lại quay về đất liền để chị em Hậu ở đây. Bây giờ, ngày ngày, cha mẹ Hậu trong đất liền lấy rau, thịt, trái cây gửi theo tàu ra cho chị em Hậu chuyển đến mối mang, mỗi ngày hàng chục triệu đồng. Anh rể của Hậu thì vẫn đánh cá. Khi dừng xe trên đỉnh dốc, khách ngắm biển trời, Hậu táy máy điện thoại: “Tôi chơi facebook”.

Đảo có một trạm viễn thông và một trạm tiếp sóng đài truyền hình. Phụ trách trạm tiếp sóng là nguyên bí thư xã đảo, người gốc tỉnh Thái Bình, đi bộ đội chuyển ngành rồi lấy vợ Nam Du. Bà vợ của ông nay kinh doanh nhà trọ, đã đưa thông tin lên mạng cho du khách đặt phòng trước.

Giá thuê trọ một người một ngày đêm 60.000 đồng. Ở đảo còn phát triển cho thuê cả căn nhà. Gia đình bà Nguyễn Thị Hải từ Cần Thơ ra thuê căn nhà có hai phòng ngủ, một phòng khách và bếp, một ngày 300.000 đồng. Dulichgo

Người cho thuê nhà là vợ chồng anh Huỳnh Văn Cường, chị Thái Kim Tiên. Sáng ngồi quán cà phê bờ biển lộng gió, anh Cường kể, quê Châu Đốc (An Giang) 15 tuổi theo người lớn ra đây làm ăn rồi lấy vợ có con. “Làm gì?”, chúng tôi hỏi. Anh Cường: “Bơm quẹt gas, được lắm. Hồi đó đánh cá còn bằng đèn măng-sông, dùng quẹt gas nhiều, bơm quẹt gas cứ hai ngày kiếm được một chỉ vàng”. Hai mươi mốt năm trôi qua, bây giờ anh làm nghề chỉnh âm thanh ca nhạc cho một đội phục vụ tiệc tùng, lễ hội trên quần đảo. Anh kể, năm trước có hai đội nhưng đội kia tay nghề yếu nên đã nghỉ. “Hồi trước, có sức làm gì cũng ra tiền. Bây giờ người bốn biển về đông, phải qua tính toán bằng cái đầu mới sống được”, anh Cường nhấp một ngụm cà phê rồi thơ thới nhìn biển.

Chu du các hòn

Đến Nam Du khó cưỡng lời mời một vòng các hòn. Đi trọn ngày, mỗi người 250.000 đồng. Chúng tôi xuống tàu anh Trần Ngọc Sỹ, người gầy đen có nụ cười cởi mở. Lúc ngồi câu cá gần hòn Hai Bờ Đập, giữa biển trời khoáng đạt, anh Sỹ kể, năm nay 29 tuổi, theo cha mẹ rời quê Rạch Giá ra Nam Du lúc 4 tuổi. Cuộc sống lớn lên trên sóng biển đánh cá thuê rồi lấy vợ sinh 2 con, đứa 6 tuổi đứa 8 tháng. Khi khách du lịch có nhu cầu thăm các hòn, anh dùng xuồng chở dăm ba người. Giữa năm 2013, khách đông, anh vay mượn tiền đóng tàu gỗ hơn 300 triệu đồng. “Ai cũng bảo tôi liều mạng nhưng nay đã có thêm hai người đóng tàu du ngoạn lớn gấp đôi tàu của tôi. Còn tôi, thu gần đủ vốn đóng tàu rồi”, anh Sỹ cười. Dulichgo

Quần đảo Nam Du có 21 hòn trước kia là một xã thuộc huyện Kiên Hải (Kiên Giang), nay tách thành hai, xã An Sơn gồm hòn Củ Tron lớn nhất và 10 hòn kế cận, các hòn còn lại là xã Nam Du. Cầu cảng bê tông xây ở hòn Củ Tron, tàu của anh Sỹ xuất phát từ đó đi các hòn không phân biệt xã nào, hòn nọ sang hòn kia mất từ vài chục phút đến gần tiếng đồng hồ.

< Anh Trần Ngọc Sỹ, người đầu tiên ở Nam Du đóng tàu chở khách vòng quanh các hòn.

Đi giữa biển khơi, dù trời yên lặng nhưng sóng cũng ì oạp nâng mũi con tàu lên buông xuống làm vài du khách nôn nao. Hòn Mấu có hơn trăm hộ dân với nghề chế biến tôm khô thơm lừng lan tận bè nuôi hải sản giăng giăng; còn hòn Hai Bờ Đập chỉ có hai hộ dân sống hai đầu. Hai Bờ Đập vốn là hai hòn tách biệt, vài chục năm nay được nối liền bởi một bờ đá nổi lên từ biển. Nước biển quanh Hai Bờ Đập trong xanh tận đáy sâu, chỗ rạn đá thì nhiều hải sản, còn bờ cát trắng ngỡ như không đâu nước trong cát trong cho bằng.

Chúng tôi lên hòn thăm thú rồi tắm biển, câu cá, đục hàu, bắt nhum. Anh Sỹ bảo, trước đây quanh hòn có cá mập con, nay không còn. Trọn ngày với thiên nhiên hoang sơ, cảm nhận được khá đầy đủ vẻ đẹp thơ mộng, ấy là vẻ đẹp bền vững của sự cân đối hài hòa giữa những đối lập. Vách đá sừng sững lung linh, sóng biển biếc mềm mại vờn quanh, hàng cây hồn nhiên trong gió, nhà cửa ở chân hòn tựa lưng vào rừng lặng lẽ mà êm đềm đối diện sóng biển ầm ào, và tàu thuyền hoạt bát làm nên sức sống vĩnh hằng một vùng quê.

Con người trên hòn trong lành thơ mộng như thiên nhiên. Anh chủ quán nước võng mắc gốc dừa mát rượi ở hòn Mấu, bán dừa một trái 20.000 đồng. Khách kêu “cho ly nước đá” thì anh cho thật vì “chỉ bán dừa không bán nước đá”. Cô chủ quán ở bãi Ngự hòn Củ Tron, một bãi biển cát trắng tuyệt đẹp tương truyền Nguyễn Ánh đã nghỉ chân, cũng chỉ bán dừa và giải thích việc không bán hải sản là “khách có người chê đắt rẻ nên nghỉ luôn”. Trở về bến cảng, quán cơm bán một phần 40.000 đồng có lẩu hải sản. Chúng tôi mới ăn hải sản trên biển nên không gọi lẩu, bà chủ tươi cười hạ xuống 25.000 đồng, sau thấy chúng tôi ăn ít chỉ tính 13.000 đồng.

Mê nước mắm hòn

Phó chủ tịch UBND xã An Sơn, anh Nguyễn Tất Linh, quê ở xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc (Gò Quao, Kiên Giang), mới 34 tuổi mà ra đảo đã 11 năm. Anh kể, học xong làm việc ở Cần Thơ nhưng nghe lời ông cậu bên ngành công an khuyên trai tráng nên ra hòn thử sức, thế rồi lấy vợ sinh con ở hòn. Chúng tôi vui vẻ: “Xem ra trai cả nước mê gái xứ hòn?”. Anh Linh cười: “Con cá cơm ngon hơn con cá bẹ/Bởi mê nước mắm hòn anh trốn mẹ theo em”.

< Theo tàu câu cá trên biển.

Nước mắm ở quần đảo Nam Du cũng như bên Phú Quốc, làm bằng cá cơm nổi tiếng gần xa. Vui chuyện, anh Linh kể, Phó bí thư xã Hà Hữu Chắc cũng “mê nước mắm hòn”. Chỉ như Bí thư xã Đào Hữu Hiền và Chủ tịch UBND xã Phạm Văn Quân đã có vợ con trong đất liền thì mới không dám “mê nước mắm hòn”. Còn anh cán bộ địa chính xã Lương Phi Khanh gốc gác ở hòn, đi học trong thành phố Rạch Giá khiến cô Trần Thị Lai trong đó “mê nước mắm hòn” mà rước ra làm vợ.

Chuyện ở quán cà phê bến cảng với anh “mê nước mắm hòn” Huỳnh Văn Cường chỉnh âm thanh ca nhạc, nhắc đến một kỷ niệm khủng khiếp: Cơn bão số 5 đầu tháng 11/1997. “Tan nát hết cả, con tàu chở khách lớn mà bị ném lên chân núi như chiếc lá”, anh Cường rùng mình.

Qua đau thương mất mát cũng hiện rõ hơn vị trí vành đai hải đảo che chắn Tổ quốc phía biển, nên cầu cảng bê tông đã ra đời liền đó. Nay riêng xã An Sơn đã có 420 chiếc tàu thuyền, 84 lồng nuôi hải sản, 168 cửa hàng buôn bán; 20 cơ sở đóng tàu, cơ khí, chế biến hải sản; trong lúc chỉ có 1.169 hộ, 5.013 nhân khẩu. Xã chỉ còn 4 hộ nghèo và cận nghèo, trường học đủ cho trẻ mầm non và phổ thông.

Đi lại với đất liền, trước đây tàu gỗ chạy mất ngày trời, khi có tàu vỏ sắt cũng hơn buổi, bây giờ tàu cao tốc chỉ 2 giờ 30 phút. Du lịch phát triển từ đó. “Còn mới mẻ nên tổng kết năm 2014, chúng tôi chưa thống kê giá trị dịch vụ du lịch. Năm nay đã có kế hoạch phát triển du lịch và sẽ thống kê”, Phó Chủ tịch Linh nói.

Quần đảo Nam Du có 2 xã cùng với 2 xã đảo khác làm nên huyện đảo Kiên Hải rộng khoảng 30 cây số vuông, dân số gần 25.000 người. Huyện Kiên Hải là một phần của Khu Dự trữ Sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới vào năm 2006.

Theo Sáu Nghệ (Báo Tiền Phong)
Du lịch, GO!

'Đinh tặc' hoành hành trên quốc lộ 51

“Xe máy qua đây ăn đinh như cơm bữa, những chiếc đinh hình "át rô" đâm vào là hư cái ruột luôn, phải thay mới. Tui ở đây mà có ngày phải thay 2 cái ruột...", một người dân bức xúc.

< Những cây đinh được "sản xuất" chủ ý để "bẫy" xe máy.

Những ngày gần đây, đường dây nóng của Báo Công an TP.HCM liên tục nhận được những phản ánh rất bức xúc của người dân lưu thông trên QL51, đoạn qua huyện Long Thành (Đồng Nai) về nạn rải đinh bẫy người đi đường và bị các tiệm vá vỏ xe "cứa cổ" sắc lẹm.

Có mặt trên QL51, đoạn từ KCN Long Thành đến ngã ba Nhơn Trạch (xã An Phước, huyện Long Thành), chúng tôi gom nhặt hàng chục chiếc đinh dạng hình thoi được cắt ra từ những tấm sắt lá nằm rải rác ở làn đường dành cho xe hai bánh của QL51. Ven đường, khá nhiều tiệm sửa xe dã chiến mọc lên, hầu như tiệm nào cũng có khách mặt đang nhăn nhó bên chiếc xe bị tháo bung bánh.

< Cán phải đinh kiểu này là không thể vá ruột, phải thay mới, tốn tiền gấp nhiều lần.

Anh Đạt người dân khu vực bức xúc: “Xe máy qua đây "ăn" đinh như cơm bữa, những chiếc đinh hình "át rô" kiểu này đâm vào là hư cái ruột luôn, phải thay mới. Tui ở đây mà có ngày phải thay 2 cái ruột, đúng là bọn ác ôn". Dulichgo

"Đối với người dân địa phương thì các tiệm vá xe ven đường còn nương tay chút đỉnh, còn khách đường xa là thẳng tay "chém". Không những thế họ còn nói hư này nọ, tháo bung xe ra để lấy tiền, "luộc" đồ xịn của người ta thay đồ dỏm vào. Mỗi lần cán đinh dắt xe vô tiệm tốn 400 - 500.000 đồng là chuyện thường, thiệt không thể chịu nổi", một chị bán tạp hóa ở lề được khu vực này cho biết.

Theo người dân, nạn rải đinh xuất hiện khi QL51 nâng cấp mở rộng xong cách đây ít lâu. Đường đẹp, xe chạy tốc độ cao, không ít trường hợp đang chạy nhanh cán phải đinh dẫn đến mất lái ngã lăn ra đường, trầy xước khắp người.

Theo Công an TPHCM
Du lịch, GO!

Bao giờ vấn nạn này chấm dứt? Có lẽ sẽ khó mà hết được cái cách hại người trục lợi có một không hai trên thế giới này nếu cứ theo cách xử lý như hiện nay!
Chắc rằng khi lại có tai nạn nghiêm trọng từ những mảnh ách rô trên đường thì họa may luật mới có những đổi thay để răn đe đủ mức với những kẻ ác nhơn kia. Nhưng khi đó, ai sẽ là nạn nhân của cái họa ni? tôi hay bạn, bạn này hay bạn kia?
Lạy Trời, trên đời có khối nghề kiếm sống, xin hãy mưu sinh theo cách để đức cho con cháu. Mà mấy ai biết được miếng 'ách rô' lạnh lẽo này chừa ai? Bác rải đinh, tỉ như con cháu bác lại cán chính cái đinh đó và tử nạn thì sao?

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Đạp xe khám phá xứ trầm

(LĐO) - Du lịch bằng xe đạp đang ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta. Tại Nha Trang – Khánh Hòa, gần đây, một số công ty lữ hành đã tổ chức tour cho du khách khám phá vẻ đẹp xứ Trầm Hương.

Thong dong  cảm nhận

Đúng 7 giờ, chúng tôi có mặt tại trụ sở Công ty TNHH Hành Trình Xe Đạp Việt Nam (84 Hùng Vương, Nha Trang) để tham gia tour xe đạp với một số du khách nước ngoài và các bạn trẻ đến từ TP.Hồ Chí Minh. Hành trình của tour lần này là tuyến đường từ đỉnh đèo Khánh Lê (Khánh Vĩnh) về cầu Lùng (Diên Khánh).

Sau hơn 1 tiếng di chuyển bằng ô tô từ Nha Trang lên đỉnh đèo, cả nhóm dừng xuống lắp ráp các bộ phận của chiếc xe đạp lại với nhau, kiểm tra độ an toàn và bắt đầu hành trình… đổ dốc đầy hào hứng.

Chúng tôi lên “ngựa sắt”, từ độ cao 1.500m so với mực nước biển, xe đạp lao vun vút giữa khung cảnh núi rừng xanh thẫm. Không khí trong lành đem đến cảm giác vô cùng thoải mái, nhiều người dừng chân tranh thủ chụp hình lưu niệm.

Hết chặng đường đèo, cả đoàn lại đạp xe qua những con dốc nhỏ trên đường. Đến những ngôi làng của đồng bào Raglai, cả đoàn thích thú tìm hiểu đời sống, sinh hoạt của bà con. Nhiều người tỉ mỉ ghi chép từng câu chuyện từ góc bếp đến vườn cây, từ những dụng cụ lao động giản đơn đến các loại nhạc cụ tự chế và vui vẻ chia sẻ cảm xúc với chủ nhà. Dulichgo

Thái độ chân thành, hiếu khách của người dân địa phương đem đến cho du khách cảm giác thực sự thoải mái, nhẹ nhàng. Ông David Baron (quốc tịch Anh) cho hay: “Tôi đã đặt tour này từ cách đây 3 tháng. Thật thú vị,  chỉ 1 ngày thong dong đạp xe và cảm nhận, tôi phát hiện được nhiều điều mới lạ về những vùng quê thanh bình, yên ả”.

Bạn Nguyễn Hữu Mẫn (TP.Hồ Chí Minh) nhận xét: “Tôi đã đi du lịch Nha Trang nhiều lần, nhưng lần này cảm xúc thật lạ. Chắc chắn tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè để họ có thêm những trải nghiệm giống như tôi”.

Sản phẩm mới

Trên thế giới, loại hình du lịch bằng xe đạp rất phổ biến ở các thành phố như Paris (Pháp), Montreal (Canada),  Washington DC (Hoa Kỳ)….  Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều hãng lữ hành như Saigontourist, Vietnam Discovery Travel, Du lịch Tầm Nhìn Việt… thường xuyên tổ chức tour cho du khách khám phá những vùng đất mới ở Tây Bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và miền Tây Nam bộ.

Tại Nha Trang, từ lâu, nhiều DN đã mở dịch vụ cho du khách thuê xe đạp, nhưng gần đây mới có 2 công ty thường xuyên tổ chức tuyến thường được chọn để làm tour đạp xe kháp phá xứ Trầm Hương theo hành trình Nha Trang – Ba Hồ (Ninh Hòa), đèo Khánh Lê (Khánh Vĩnh) – cầu Lùng (Diên Khánh), Nha Trang – Bãi Dài, Nha Trang – Hòn Bà (Cam Lâm), tuyến tham quan đồng quê Nha Trang và khám phá nội ô thành phố.

Để thiết kế tour, đơn vị tổ chức không chỉ đảm bảo các yếu tố an toàn cho du khách trong suốt hành trình, mà còn chuẩn bị thức ăn, nước uống và lựa chọn những hướng dẫn viên am hiểu địa hình cũng như phong tục, tập quán của người dân địa phương.

Giám đốc Công ty TNHH Hành Trình Xe Đạp Việt Nam Nguyễn Tứ Xuyên cho biết:“Khách đăng ký tham gia tour xe đạp thường là những người thích khám phá. Đa số khách nước ngoài từng nhiều lần tham gia các tour đạp xe ở các quốc gia khác nhau, khách Việt Nam chủ yếu là thanh niên, thích tìm hiểu những điều mới lạ xa trung tâm thành phố.”

Theo báo Lao Động
Du lịch, GO!