Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Săn “tê giác bay”

những bản làng ven khu bảo tồn Pù Hu (huyện Mường Lát), con bọ cánh cứng có thân hình đen nhẫy, to như ngón chân cái này là đặc sản trứ danh!
Khi lao vào trận chiến khốc liệt để giành giật bạn tình, con trâu tre đực khép chặt đôi cánh đen bóng tạo thành tấm áo giáp, dùng chiếc sừng nhọn hoắt trên đầu húc, ghìm hoặc nhấc bổng rồi quật ngã đối thủ. Người dân miền tây xứ Thanh ví nó như những con “tê giác bay”.

Con vật đa tình

Thoạt nhìn, người ta bảo trâu tre là con bọ hung (loài côn trùng ăn phân, rúc ráy trong hố xí bẩn thỉu). Chỉ nghĩ đến chuyện thò tay cầm lên đã thấy dơ bẩn rồi, ai dám chế biến thành món ăn?

Vậy mà, ở những bản làng ven khu bảo tồn Pù Hu (huyện Mường Lát, Thanh Hóa), con bọ cánh cứng có thân hình đen nhẫy, to như ngón chân cái này lại là đặc sản trứ danh. Nó quý hiếm đến nỗi người có tiền cũng khó có thể mua được. Dulichgo

Người già của bản Tà Cóm (xã Trung Lý) bảo rằng, cứ đến mùa mưa, những con trâu tre lại bới đất đào hang dưới gốc xoan rồi rủ bạn tình về “yêu đương”. Con đực càng to, càng khỏe thì càng thu hút con cái. Nhiều người đã từng đào được một cái hang trâu tre 12-15 con cái vây quanh con đực to như cái chén (bình thường mỗi hang chỉ có 1 con đực và 3 - 4 con cái).

test

Bình yên miền sông nước An Giang

(VNE) - Tạm gác những bộn bề để tìm về An Giang, ngồi thưởng thức tô bún cá, hòa mình vào lễ hội đặc sắc của người Khmer hay ngắm phong cảnh hữu tình.

An Giang là tỉnh có dân số đông nhất và diện tích đứng thứ 4 (sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An) ở miền Tây Nam Bộ (còn gọi là vùng đồng bằng sông Cửu Long). Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên.
Nằm phía Tây Nam Tổ Quốc, An Giang là vùng đất được thiên nhiên ban cho nhiều sản vật và khung cảnh hữu tình khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng khi đến thăm.

Vùng đất Tịnh Biên, Tri Tôn là nơi có nhiều hàng thốt nốt xanh rì thường được dùng để làm ra các loại đặc sản như: chè thốt nốt, nước thốt nốt tươi, đường thốt nốt, bánh bò thốt nốt... Rong ruổi trên những con đường ở vùng Thất Sơn này, bạn sẽ cảm thấy một làng quê thanh bình trôi qua chầm chậm.

Con người nơi đây rất mộc mạc, dễ gần. Vào những dịp lễ hội đặc sắc của người Khmer, bạn sẽ dễ dàng hòa mình vào tiếng nhạc như một người dân địa phương.

Đến An Giang, bạn có thể bị hớp hồn bởi Búng Bình Thiên, một hồ nước êm đềm với phong cảnh hữu tình. Dulichgo

Xứ này có một kênh đào rất nổi tiếng mang tên Vĩnh Tế chạy dọc biên giới Việt Nam – Campuchia, trên đường từ thành phố Châu Đốc xuống đến thị xã Hà Tiên. Đây từng là kênh đào dài nhất, lớn nhất và được thi công lâu nhất qua trong lịch sử phong kiến.

Ở Châu Đốc còn có lễ hội cấp Quốc Gia “Vía bà chúa Xứ núi Sam”, một lễ hội tín ngưỡng hằng năm được rất nhiều du khách tham gia từ khắp nơi về vía bà. Dulichgo

Cùng thuộc An Giang nhưng bún cá Long Xuyên và bún cá Châu Đốc lại có nhiều khác biệt. Bún cá Châu Đốc được nêm nếm cho hợp khẩu vị người Việt.

Nếu có thời gian, hãy ghé qua rừng tràm Trà Sư. Nơi đây xưa kia là một vùng đất hoang vu, nhiều cỏ dại mọc. Sau đó được khai phát, gieo trồng tràm và trở thành một vùng sinh thái đa dạng. Rất nhiều bạn trẻ thích du lịch bụi chọn đây là điểm dừng chân.

Vào mùa nước nổi, An Giang khiến bạn bất ngờ bởi những đặc sản ngon lành như cá linh, cá rô non, bông điên điển... Những món ăn dân dã đó đã vang danh khắp nơi và lôi kéo khách thập phương tìm đến. Dulichgo

Nếu có dịp ghé ngang vùng Bảy Núi, du khách không nên bỏ qua món bánh canh Vĩnh Trung theo hương vị Khmer. Quanh chợ Vĩnh Trung chỉ có dăm quán bán món này, nổi tiếng nhất phải kể đến quán của chị Oanh Na và Út Sắc.

Theo Khánh Bằng (Vnexpress)
Du lịch, GO!

Săn “tê giác bay”.

những bản làng ven khu bảo tồn Pù Hu (huyện Mường Lát), con bọ cánh cứng có thân hình đen nhẫy, to như ngón chân cái này là đặc sản trứ danh!
Khi lao vào trận chiến khốc liệt để giành giật bạn tình, con trâu tre đực khép chặt đôi cánh đen bóng tạo thành tấm áo giáp, dùng chiếc sừng nhọn hoắt trên đầu húc, ghìm hoặc nhấc bổng rồi quật ngã đối thủ. Người dân miền tây xứ Thanh ví nó như những con “tê giác bay”.

Con vật đa tình

Thoạt nhìn, người ta bảo trâu tre là con bọ hung (loài côn trùng ăn phân, rúc ráy trong hố xí bẩn thỉu). Chỉ nghĩ đến chuyện thò tay cầm lên đã thấy dơ bẩn rồi, ai dám chế biến thành món ăn?

Vậy mà, ở những bản làng ven khu bảo tồn Pù Hu (huyện Mường Lát, Thanh Hóa), con bọ cánh cứng có thân hình đen nhẫy, to như ngón chân cái này lại là đặc sản trứ danh. Nó quý hiếm đến nỗi người có tiền cũng khó có thể mua được. Dulichgo

Người già của bản Tà Cóm (xã Trung Lý) bảo rằng, cứ đến mùa mưa, những con trâu tre lại bới đất đào hang dưới gốc xoan rồi rủ bạn tình về “yêu đương”. Con đực càng to, càng khỏe thì càng thu hút con cái. Nhiều người đã từng đào được một cái hang trâu tre 12-15 con cái vây quanh con đực to như cái chén (bình thường mỗi hang chỉ có 1 con đực và 3 - 4 con cái).


< Trâu tre thường đào hang ở gốc và rễ cây xoan để hút nhựa.

“Tê giác bay” tính khí hung tàn, tợn bạo. Con khỏe hơn thường xâm lấn sang lãnh thổ của kẻ yếu để cướp bạn tình. Chúng đánh nhau chí tử cho đến khi một con phải đầu hàng bỏ chạy. Nắm bắt được tập tính ấy, người Mông ở bản Tà Cóm đã nghĩ ra trò trọi trâu tre để mua vui. Có khi, trò vui biến tướng thành một cuộc thách đấu. Con trâu tre của ai bị hạ gục sẽ phải thực thi theo đúng giao kèo.Với người lớn, vật thách đấu thường là một con gà; một ngày công phát cỏ nương hoặc 3 chai rượu.

Thời trẻ, Phàng A Chỉnh (39 tuổi, ngụ tại bản Tà Cóm) là một tay săn trâu tre trọi đẳng cấp. Anh thường luồn sâu vào những khu đất rậm rạp và hẻo lánh tìm những gốc xoan to lớn để đào bới. "Mấy năm trước, tôi bắt được một con trâu tre đực to như cái chuôi dao, sừng dài gần 3cm. Sáu cái chân của nó nhiều lông, cào xước cả da. Hai cánh đập cành cạch giãy giụa như quạt cóc đang chạy. Đem về thách đấu với những con khác, cùng lắm nó vung hai ba đòn là đối thủ phải bỏ chạy. Sau mỗi cuộc đấu, thịt, rượu ăn xả láng”, Chỉnh chia sẻ.


< Cuộc đấu giữa những chú trâu tre đực.

Một buổi săn trâu tre Thấy tôi hiếu kỳ câu chuyện về con “tê giác bay”, Thào A Sang (em trai trưởng bản Tà Cóm Thào A Thái) cho tôi “bám đuôi” một buổi săn trâu tre. Đồ nghề của Sang chỉ có một túi vải, một cây thuổng, một cái cuốc và con dao cài thắt lưng. Sang bảo: “Mùa này mưa ít, đất cứng rồi, trâu tre cái đã đẻ xong trứng và chuẩn bị chết cùng con đực vì rét quá. Anh thấy cái hang nào nằm ở gốc cây xoan có nhiều mối thì bỏ qua, vì đào cũng chỉ tìm thấy xác con trâu tre”.

Chúng tôi tiến đến một gốc xoan bị đào bới tứ tung, chỉ còn trơ bộ rễ phía lưng đồi Suối Pùng. Tưởng rằng không còn sót một sinh vật sống nhưng Sang không bỏ qua. Anh lom khom dòm ngó một lúc, chợt thấy mấy cái lỗ hổng nhỏ như đầu ngón tay cách thân cây 2m. Cầm lưỡi thuổng hảy hảy lớp đất mặt, một cái hang to như cổ tay người lớn bỗng xuất hiện. Thợ săn trâu tre cười mừng rỡ: “Đây rồi! Tối nay chắc chắn có đồ nhắm rượu”.


< Một cây xoan bị đào tận rễ để bắt trâu tre.

Hang trâu tre tuy to nhưng không sâu mà chạy dọc theo rễ cây, bởi nhựa xoan chính là thức ăn của chúng. Đi rừng thường nhật như con nai, con hoẵng, Sang thống kê từ khu Suối Quặp đến suối Pùng có khoảng 6.000 cây xoan to cỡ cột nhà. Riêng khu suối Quặp đường đi rậm rạp nên nhiều người ngán, ai chịu được gai mây cào xước chui vào đào hang trâu tre thì vớ bở. Một gốc nhặt được 3-4 kg là chuyện thường. Dulichgo

“Mới đây, một người ở bản Chiền đi cùng thằng Hờ A Pó lên sát khu bảo tồn Pù Hu đào một buổi sáng được 1 yến trâu tre. Hai người rủ nhau phi xuống khu thủy điện Trung Sơn bán 200.000 đồng/kg. Cánh công nhân ở đấy tranh nhau mua. Nếu không muốn đi xa, chỉ cần ra mấy bản người Thái ở dọc sông Mã bán 150.000 đồng/kg, chẳng cần kỳ kèo làm gì cho mệt”, Sang nói.


< Thào A Sang với chiến lợi phẩm sau một giờ đào trâu tre.

Ngoài cách đào hang, có một tuyệt chiêu khác dẫn dụ đàn trâu tre tự tìm đến mà không cần tốn sức. Đó là thắp đèn. Sang lý giải, những con bọ cánh cứng thường sử dụng mặt trăng hay các ngôi sao để làm “la bàn” định hướng di chuyển. Khi thấy ánh sáng, nghĩa là đường đi không có chướng ngại vật. Chúng bay thẳng về phía đó để kiếm ăn. “Con thiêu thân hay con trâu tre tự lao vào đống lửa hay bóng đèn rồi chết không phải vì nó ngu dốt, mà vì nó khôn quá đấy anh ạ”, Sang khoe sự hiểu biết côn trùng của mình.

Trưởng bản Thào A Thái kể, tháng 7.2007, Bí thư Đảng ủy xã Trung Lý công tác tại Tà Cóm. Việc xong xuôi cũng là lúc mặt trời lặn. Bản nằm cách trung tâm xã 48 km nên đành nghỉ lại qua đêm. Chẳng mấy khi có cán bộ to đến, dân bản bảo nhau mổ lợn thiết đãi. Bóng điện dẫn ra ngoài trời để thái thịt, đúc dồi. Bỗng từ đâu có đàn trâu tre kéo đến. Dân bản thu được đầy túi vải. Ông Bí thư thấy thế ra xem rồi bảo: “Ai muốn ăn thịt thì cứ ăn nhé. Chỗ trâu tre này dành phần tôi”. Dulichgo


< Những xiên trâu tre nướng bốc mùi thơm lừng.

Trong khi trưởng bản Thào A Thái kể chuyện về con “tê giác bay”, ông em trai Thào A Sùng hí hoáy vặt cánh trâu tre, cắt bỏ phần chân dưới rồi xé đít moi sạch ruột ra ngoài. Sau khi rửa sạch nước, Sùng đặt con vật xuống thớt rồi cầm nghiêng dao đập dập xương. Cô vợ cầm một gói nụ mắc khén đã nướng, ống muối, mì chính và lá chanh thái nhỏ để tẩm ướp gia vị. Phía trong bếp, than hoa đã đỏ hồng. Hương thơm ngào ngạt từ những xiên thịt trâu tre được hơi nóng đẩy lên, lan tỏa khắp không gian. Mấy đứa trẻ gần đó không chịu được sức hút của thứ mùi quyến rũ xúm xít lại ngồi.

Không ai nói, nhưng cái nhìn thèm thuồng của chúng nhắc tôi biết rằng miệng ai cũng nuốt nước bọt ừng ực. Kéo con trâu tre đang bốc khói nóng hôi hổi khỏi xiên, đưa lên miệng nhai, mùi thơm giòn của xương cùng vị ngọt dai như da bê đánh thức vị giác cực đại.

Thào A Sự, một người dân trong bản, nhìn kiểu ăn ngon lành của tôi cười phá tan không gian yên lặng của rừng núi rồi bảo: “Ngon chứ nhà báo? Kiểu ni, cảm xúc viết phóng sự lên cao ngút trời. Nhớ quảng bá cho sản vật của quê hương tôi hay ho tí nhé”. Sự bật mí, nếu không kiếm được than hoa nướng, có thể ướp gia vị rồi rang lên. Nhớ không được để lửa to, nếu bị cháy ăn sẽ có mùi hơi khét.

Theo Phùng Minh Phúc (Nông Nghiệp VN)
Du lịch, GO!

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Làng hoa Sa Đéc chuẩn bị tết

Thời điểm này, có dịp dạo quanh một vòng tại làng hoa Sa Đéc chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp không khí nhộn nhịp và tất bật của người dân tại đây khi phần lớn các hộ trồng hoa đang chuẩn bị cho vụ hoa Tết Ất Mùi 2015.

Theo thông tin từ phòng Kinh tế thành phố Sa Đéc thì vụ hoa tết năm nay, nông dân làng hoa Sa Đéc xuống giống khoảng 75 hecta trong đó tập trung vào các loại hoa truyền thống như: hoa hồng, các loại hoa cúc (cúc mâm xôi, cúc Đài Loan, cúc tiger, cúc đồng tiền), thược dược, cát tường, vạn thọ… Hiện tại, các giống hoa hồng, cúc mâm xôi, cúc đồng tiền… nông dân đã xuống giống dứt điểm riêng các loại hoa ngắn ngày như cúc tiger, vạn thọ sẽ xuống giống vào đầu tháng 10 âm lịch tới. Nhìn chung, tham gia thị trường hoa Tết năm nay, đa  số nông dân đều ưu tiên cho các loại hoa truyền thống của thành phố.

Anh Trần Thanh Xuân ngụ khóm Tân Mỹ - phường Tân Quy Đông cho biết: “năm nay anh trồng 10 ngàn chậu hoa hồng các loại để tham gia thị trường Tết. Theo anh Xuân, lý do để anh chọn hoa hồng là dễ chăm sóc và quen với  nhiều mối lái mua bán loại hoa này nên anh tiếp tục chọn hoa hồng làm hoa chủ lực bán Tết”.

Ngoài ra, lý do quan trọng nhất khiến anh chọn giống hoa này chính là yếu tố thị trường. Anh Xuân cho biết thêm: “Thị trường Tết thường thì hồng bán cũng dễ, giá thì cũng tương đối ổn định chứ không có trượt giá hay thấp quá như những loại bông khác nên tôi chọn hoa hồng để trồng bán tết năm nay”

Còn anh Lê Minh Nhựt Tân ở ấp Khánh Nghĩa - xã Tân Khánh Đông thì chuẩn bị trên 3.000 chậu cúc mâm xôi phục vụ tết. Cũng nhiều năm gắn bó với cây cúc mâm xôi nên anh Tân có thừa kinh nghiệm để chăm sóc loại hoa này bán Tết.

Tuy nhiên, điều mà anh phấn khởi trong vụ hoa Tết năm nay chính là được Trại giống Tân Khánh Đông cung cấp cây giống cấy mô sạch bệnh nên anh tốn ít chi phí hơn những năm trước. Anh Nhựt Tân chia sẽ: “Tết thì tôi chọn cây cúc mâm xôi, cây cúc Đoàn và cúc tiger vì 3 loại này thị trường Tết ăn rất là mạnh. Cây cúc cấy mô thì dễ trồng, ít bệnh, chồi lên rất là mạnh, xử lý hoa dễ hơn cây cúc truyền thống của mình”

Bên cạnh việc chuẩn bị các loại hoa phục vụ thị trường Tết thì các nhà vườn trồng kiểng lá cũng đang tất bật tìm nhiều giống mới để cung ứng cho thị trường Tết . Tại khu vườn trên 8.500m2 của ông Nguyễn An Khương ở khóm Sa Nhiên - phường Tân Quy Đông đã có hàng chục ngàn chậu kiểng lá với hàng trăm loại khác nhau trong đó có nhiều giống mới được chuẩn bị để tham gia thị trường Tết năm nay như: sứ quan âm, đuôi công, đuôi phụng…

Do tính đặc thù của kiểng lá là bán quanh năm vì thế để tham gia thị trường Tết thì người trồng phải cập nhật liên tục những giống hoa mới. Cũng theo ông Nguyễn An Khương thì để tung ra thị trường một giống cây mới được khách hàng đón nhận thì đòi hỏi người trồng phải nghiên cứu và có kinh nghiệm sản xuất vì đôi lúc có những giống cây vừa nhập về nhưng đưa ra thị trường khách hàng không chấp nhận thì coi như “thua”.

Ông Khương nói: “ Mình sản xuất theo nhu cầu của khách hàng chứ không phải sản xuất theo ý mình vì có những mặt hàng khách hàng không chấp nhận thì mình phải loại bỏ vì vậy phải tìm nhiều giống mới”.

Một tín hiệu vui nữa là vụ hoa tết năm nay, Hợp tác xã hoa kiểng Tân Quy Đông tiếp tục là đầu mối, hỗ trợ cả đầu vào lẫn đầu ra cho người trồng hoa đã phần nào tạo sự an tâm cho nông dân. Ông Phạm Phước Lợi - Giám đốc Hợp tác xã hoa kiểng Tân Quy Đông cho biết: “năm nay, ngoài việc hỗ trợ giống cho các xã viên, chúng tôi còn liên kết với trrại giống để có giống cây sạch bệnh cho bà con. Và thị trường tết năm nay chúng tôi cũng đã liên kết được với một số thị trường lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác để làm đầu mối cung ứng hoa Tết. Năm nay chúng tôi cũng dự kiến sẽ tham gia thị trường ở thành phố Cao Lãnh và một số nơi khác khi có nhu cầu”.

Với sự chuẩn bị chu đáo của nhà vườn và sự hỗ trợ của của các đơn vị liên quan hứa hẹn vụ hoa tết năm nay, trên 2.000 hộ trồng hoa kiểng tại làng hoa Sa Đéc sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thắng lợi.

Theo Thanh Nghĩa (Hiệp Hội Làng Nghề VN)
Du lịch, GO!

Hội Sáo Đền ở Thái Bình

Thả diều là một thú vui dễ say mê. Tìm tre làm một cái khung diều đơn sơ, chắc chắn. Phất giấy lên, cho thêm mấy dải giấy dài làm đuôi. Cột diều vào một cuộn dây. Thế là có một con diều, sẵn sàng bốc mình lên cao.

Buổi chiều trời có gió, đem diều ra cánh đồng, nương theo chiều gió mà phóng con diều lên. Con diều chao đảo một chút rồi là là và cao lên dần. Người chơi diều cứ từ từ thả sợi dây dài thêm để con diều càng lúc càng bay cao hơn. Khi lên cao, diều vui với nắng, với gió, với bầu trời xanh, còn người chơi thì vui với niềm vui của con diều. Lúc ấy, buộc sợi dây vào một vật nặng nào đó, người chơi nằm dưới một gốc cây, ngửa mặt lên trời ngắm cánh diều thân yêu của mình mà ngẫm nghĩ: giá mình lúc nào cũng được bay thật cao như con diều vậy. Bay cao, bay bổng vốn là ước mơ muôn thuở của con người.

Những ai say mê với thú thả diều có thể ghé về Thái Bình vào dịp cuối tháng Ba âm lịch để dự hội Sáo Đền - lễ hội thả diều độc đáo được ít người biết đến. Hội thả diều Sáo Đền diễn ra từ ngày 20 đến 27.3 âm lịch hằng năm tại xã Song An, huyện Vũ Thư. Về đây người ta còn tìm về một trong những cái nôi của các làn điệu chèo ngọt ngào nổi tiếng.

Cũng như mọi lễ hội khác, ngoài phần lễ là phần hội. Phần hội với đủ các trò chơi như: chọi gà, cờ người, bắn cung, bắt vịt... và trò thi diều sáo. Đã từ hàng trăm năm nay luật chơi không hề thay đổi. Người chủ diều chọn đúng hướng gió kéo dây. Ban tổ chức cắm hai cây sào trên đầu có buộc hai lưỡi mác rất bén cắm hai cây sào đó hai bên dây diều, khoảng cách của hai cây sào là 50cm. Dulichgo

Trống lệnh nổi lên, các chủ diều kéo căng dây và đâm lên. Con diều nào không chuẩn đảo qua đảo lại, dây diều sẽ chạm phải hai lưỡi mác trên hai ngọn sào là đứt dây ngay! Như vậy cánh diều đó bị loại khỏi cuộc chơi, cứ thế diều nào đậu được đến ngày cuối cùng của hội thì chủ diều đó đoạt giải. Mỗi năm chỉ duy nhất một người đoạt giải, có năm không có ai đoạt được giải diều.

Ngoài việc đậu đến hết hội ở giữa hai lưỡi mác thì con diều giải nhất phải có tiếng sáo thật hay. Sáo hay là bộ sáo gồm 2 sáo trở lên, tiếng sáo trong trẻo, âm thanh giữa các sáo trong bộ sáo phải phối hợp cho nhau hài hoà, ngọt ngào, du dương... Dulichgo

Về dự lễ hội, du khách như nghe văng vẳng trong tiếng sáo diều bài thơ “Thả diều” của Trần Đăng Khoa:
Trời như cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em - lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại
...
Cánh diều no gió
Nhạc trời réo vang
Tiếng diều xanh lúa
Uốn cong tre làng…

Theo báo Tây Ninh
Du lịch, GO!

Món ăn sáng hấp dẫn ở Phan Rang

(VNE) - Tô bánh canh nóng hổi, chiếc bánh xèo bốc khói nghi ngút hay miếng sứa giòn sực... là những món quà sáng thơm ngon dễ dàng chinh phục được du khách.

Nói đến xứ sở Phan Rang, nhiều người hình dung đến khung cảnh màu xanh thơ mộng của bãi biển, những dải cát dài hoang sơ quyến rũ. Thế nhưng, vùng đất đầy nắng gió này còn sở hữu ẩm thực đa dạng cuốn hút bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Bánh canh chả cá

Là món ăn được bày bán nhiều ở Phan Rang nên du khách có thể tìm thấy dễ dàng. Một tô bánh canh nóng hổi sẽ gồm sợi bánh, chả cá, cá dầm, ngò thơm, hành lá và phía trên rắc thêm chút tiêu đen. Thực khách khi thưởng thức sẽ pha thêm chút mắm ớt cay cay và vắt thêm miếng chanh cho vừa miệng. Sợi bánh canh to vừa phải, cọng bánh bản mỏng đặc trưng, khi ăn cảm nhận rõ độ mềm, mịn và dẻo, khác lạ rõ rệt so với những vùng khác.

Trong tô bánh canh phải nhắc đến những miếng chả cá tươi ngon. Chả được làm từ loại cá của vùng biển địa phương như nhồng, rựa, thác lác... Cá này phải được mua từ sáng sớm tinh mơ ở các cảng biển. Người làm sẽ lóc phần thịt cá ra để làm chả, phần xương đem đi cho vào nồi nước lèo để thêm vị ngọt. Để thưởng thức món ăn tròn vị, bạn có thể đến quán Nhường trên đường Ngô Gia Tự. Dulichgo

Bánh xèo

Du khách đến Phan Rang đừng nên bỏ qua món bánh xèo. Vị của bánh xèo Phan Rang khác hẳn với loại bánh ở vùng đất Nam bộ. Bánh được làm từ bột gạo, đổ bằng khuôn của gốm Chăm Bàu Trúc, nhân bánh là thịt, trứng và các loại hải sản như tôm, mực... Chiếc bánh được đổ một lớp mỏng, nhỏ xinh, phủ lên trên là giá đỗ và nhân. Chờ tới khi bánh chín vàng rụm, mùi thơm phức bốc lên, người bán sẽ dùng vá dẹp để cạy bánh.

Vào những ngày trời se mát, mọi người ngồi quây quần bên lò than hồng rực, thưởng thức chiếc bánh xèo nóng hổi, vàng giòn... giúp thực khách cảm nhận được nét tinh túy của ẩm thực Phan Rang. Bạn có thể thưởng thức món bánh xèo dọc vỉa hè đường Quang Trung.

Bánh căn

Có hình dáng bé nhỏ như chiếc bánh khọt Nam bộ, bánh căn là món ăn dân dã ở đây. Phần nhân bánh được chế biến với nhiều hương vị đặc trưng hấp dẫn. Nguyên liệu chính là bột gạo. Từ cách ngâm bột, pha trộn thêm cơm nguội khi xay nhuyễn cho đến đo lường lượng nước và gạo đều được thực hiện kỹ lưỡng để bánh không bị nhão hoặc cháy khi nướng. Dulichgo

Ngay từ lúc tờ mờ sáng, người làm đã tất bật quạt than, nướng lò. Bánh căn phải nướng trên lò than hồng. Khi khuôn bánh tỏa ra hơi nóng, họ sẽ đổ bột vào. Chiếc bánh căn trắng tinh, nóng hổi, nhân bánh cho thêm mực, trứng, thịt, tôm... tùy theo ý thích người ăn. Bánh vừa chín tới, người bán sẽ cạy ra rồi thả ngay vào tô hành lá xắt nhuyễn. Chiếc bánh được điểm thêm màu sắc nên nhìn càng ngon hơn. Bánh căn phải được ăn kèm với nước cá kho, cho thêm xíu mại, trứng luộc, nước mắm xoài, mắm cái, mắm đậu phộng...

Bún sứa

Sứa bắt đầu xuất hiện vào mùa đông và gia tăng số lượng nhiều vào mùa xuân, những mùa còn lại khá hiếm hoi. Chính vì vậy, không phải lúc nào thực khách cũng được thưởng thức món ăn này. Một tô bún sứa đầy đủ sẽ có bún, sứa tươi, trứng cút, đậu hũ, điểm xuyết thêm những cọng ngò xanh và bên trên rắc thêm vài hạt đậu phộng.

Bún sứa được ăn kèm với bắp chuối, rau muống bào, giá sống và quan trọng nhất là mắm ruốc. Đây chính là gia vị làm cho tô bún thêm phần thi vị hài hòa. Trộn tô bún sứa đều tay và chậm rãi thưởng thức từng miếng sứa, thực khách sẽ cảm nhận rõ vị giòn sực của sứa, vị béo của đậu phộng, đậu hũ hay vị mằn mặn của mắm ruốc. Tất cả pha trộn tạo nên món ăn đậm đà bản sắc.

Theo Văn Trãi (Vnexpress)
Du lịch, GO!